Xôi đen có độ dẻo ngon của gạo nếp, hương thơm thoang thoảng từ nhựa lá sau sau đang độ đâm chồi nảy lộc, thường được ngươi dân tộc Nùng làm mỗi năm đến tết Thanh Minh.
< Sau khi ngâm gạo nếp với nhựa của lá sau sau.
Thời tiết bắt đầu ấm dần, trên rừng, những cây sau sau lan tỏa hương thơm, thứ mùi hương rất đỗi thân quen với người dân tộc. Cây sau sau vươn cao, lá thường có 3 cánh hoặc 5 cánh, theo kinh nghiệm của người dân thì lá sau sau 5 cánh khi làm xôi sẽ có hương vị ngon hơn.
< Cây sau sau như thế này.
Cây sau sau mọc trên rừng, không phải ở đâu cũng có, phải mất thời gian và công sức mới gom đủ lá để nấu xôi. Người ta vác cả bao lá về nhà rồi nhặt ra những lá bánh tẻ thơm phức, chọn những chiếc lá đủ tiêu chuẩn để xôi có màu đen đẹp mắt.
Lá được băm nhỏ, giã đều tay rồi ngâm nước để ra nhựa, sau đó lấy gạo nếp ngâm với dung dịch nhựa sau sau khoảng 10 tiếng đồng hồ, phải đảm bảo sau đó gạo có màu xanh thẫm.
< Xôi chín có màu đen nhánh, nếu trộn với xôi nghệ hay xôi gấc sẽ tạo ra màu sắc hấp dẫn.
Trong quá trình nấu xôi, có thể cho thêm chút nước cốt dừa để hương vị đậm đà, nhưng không nên cho nhiều quá vì có thể át mất mùi hương đặc trưng của lá sau sau.
Khi xới xôi ra đĩa, xôi phải có màu đen nhánh, ăn một miếng xôi có thể cảm nhận mùi thơm của lá rừng. Người dân tộc thường lấy lá sau sau vào tháng 3 để làm xôi, họ cho biết hái lá sau sau vào tháng 3 là ngon nhất.
Du lịch, GO! - Theo Vietnamnet
No comments:
Post a Comment