Khám phá Ai Cập dưới khía cạnh tôn giáo, bạn đã thử chưa? Nói đến Ai Cập, du khách ngay lập tức nghĩ đến kim tự tháp và những xác ướp Ai Cập. 70% du khách đến đây để chiêm ngưỡng những kim tự tháp thách thức thời gian nhưng nếu chỉ có như vậy thì bạn đang bỏ phí cơ hội khám phá 80% vẻ đẹp tiềm ẩn khác của Ai Cập. Quốc gia này còn có những kho báu văn hóa khác mà chỉ có những ai thực sự chịu khó tìm tòi thì mới có thể thấy được. Đó là Ai Cập của những đụn cát sa mạc, của những bãi biển đẹp mê hồn dọc theo biển Đỏ, của một lịch sử tôn giáo ngàn năm phức tạp những cũng rất ly kỳ, và cuối cùng, của con sông Nil huyền thoại…Tôi đến Ai Cập được hai lần, một lần vào năm 2009 với tư cách là trưởng đoàn một nhóm du lịch Pháp và lần thứ hai vào năm 2011 với tư cách là một phượt tử xẻ dọc Trung Đông. Trong bài viết này, tôi chỉ tập trung vào chuyến đi đầu tiên vào năm 2009, một kỷ niệm khó quên vì đó là lần đầu tiên trong đời tôi đặt chân đến một quốc gia Hồi giáo của Bắc Phi.
Các bạn sẽ thắc mắc hoàn cảnh nào khiến tôi trở thành một trưởng đoàn dẫn 10 khách Pháp đến xứ Ai Cập, quá may mắn phải không? Nhưng cái may mắn đó bắt nguồn từ nỗ lực không ngừng để có thể được xin thực tập vào một công ty lữ hành của Pháp. Học đường của tôi không giống như bất cứ sinh viên Việt Nam nào trên đất Pháp. Thay vì chạy đua theo học những ngành kinh tế, tài chính, tin học, hay kiến trúc đang rất thịnh hành và được ưa chuộng bởi các bạn trẻ Việt Nam vào thời điểm 2003-2008, tôi lại chọn hướng đi riêng cho mình. Tôi quyết tâm theo đuổi ngành khoa học xã hội nhân văn để rồi chuyển tiếp sang ngành quản trị kinh doanh du lịch và leo lên bậc thạc sĩ. Vận may đã đến với tôi khi được tuyển vào công ty Ictus Voyages, một doanh nghiệp lữ hành chuyên tổ chức các tour du lịch hành hương thiên chúa giáo đến các quốc gia có lịch sử phát triển tôn giáo lâu đời, trong đó có Ai Cập. Sự miệt mài cầu tiến của tôi đã được đền đáp khi sếp tin tưởng giao phó trọng trách tháp tùng một nhóm khách ruột trong vòng 8 ngày đến xứ sở của các Pharaon.
Có thể nói thời gian một năm làm việc cho Ictus Voyages là một điều kiện quá lý tưởng cho phép tôi đặt một chân vào thế giới Hồi giáo, một điều mà trước đó chưa bao giờ tôi nghĩ đến. Nói đến Hồi giáo là nói đến khủng bố hoặc những người phụ nữ phủ khăn kín mặt hoặc một nền văn hóa cực đoan. Thế nhưng đó chỉ phản ánh một phần của nền văn hóa các quốc gia thuộc Hồi giáo ở Trung Đông. Chuyến đi đầu tiên đến Ai Cập đã khơi dậy sự tò mò trong tôi, thúc đẩy tôi phải tìm hiểu nhiều hơn nữa khu vực này. Tôi tự nghĩ có lẽ mình đã có quá nhiều đánh giá sai lệch về xứ sở Pharaon.
Như đã nói ở trên, Ictus Voyages chuyên tổ chức tour du lịch tâm linh nên chuyến đi đến Ai Cập khó có thể tránh khỏi khía cạnh tôn giáo và đặc biệt là khía cạnh khám phá văn hóa. Những vị khách thuộc dòng du lịch này thông thường rất am hiểu thiên chúa giáo và có một nền tảng kiến thức đáng nể. Phần lớn trong số họ là bậc trung niên nên không quá ngạc nhiên khi họ có những kiến thức và trải nghiệm cao hơn so với những du khách 20-40 tuổi. Gián tiếp, họ có những đòi hỏi cao đối với người trưởng đoàn từ phía công ty lữ hành, đặc biệt là về sự hiểu biết về điểm đến. Đó là một sức ép khiến tôi gặp nhiều vấn đề về tâm lý khi nhận lời dẫn tour từ vị sếp của mình. Nhưng thật may mắn là những thành viên của tour này đều là những vị khách quen thuộc của công ty và họ đã được thông báo trước là sẽ có một anh bạn trẻ người Việt Nam 100% tháp tùng đoàn. Điều này làm cho họ có sự chuẩn bị tâm lý, đòi hỏi ít hơn đối với người ngoại quốc và một số thậm chí còn cảm thấy thú vị bới chẳng mấy khi có người ngoại quốc đủ tự tin giáp lá cà với khách hàng như vậy.
Trước chuyến đi, tôi đã có một sự chuẩn bị kiến thức cực kỳ kỹ lưỡng. Thực ra, những kiến thức của tôi về Ai Cập nói riêng và Trung Đông nói chung hay những kiến thức tổng hợp về tôn giáo là kết quả của một sự trau rồi không ngừng nghỉ trong suốt giai đoạn 2004-2010 chứ không phải chỉ là mấy tuần tập trung ngấu nghiến mấy quyển sách. Nếu như tôi lôi thêm mấy cuốn sách dày cộp về lịch sử thiên chúa giáo của Ai Cập cũng chỉ là một hành động mang tính tự khích lệ tinh thần cho cảm giác an tâm.
Hành trình 8 ngày đến Ai Cập chỉ gói gọn ở phía bắc bởi đây chính là cái nôi sinh ra các dòng tu viện thiên chúa giáo đầu tiên của lịch sử. Đây là điều đầu tiên khiên nhiều ngươi ngạc nhiên bởi khi nói đến thiên chúa giáo thì người ta nghĩ ngay đến Châu Âu chứ mấy ai dám nghĩ đến Ai Cập, một quốc gia Hồi giáo. Ấy vậy mà giai đoạn đầu của thiên chúa giáo lại bắt nguồn từ chính xứ sở Pharaon, với nhiều biến động phức tạp. Đoàn của chúng tôi đến đây để tìm lại dấu vết của lịch sử, để tìm hiểu một dòng tu khá khác người với cái tên Coptic và để hiểu quá trình hình thành của dòng tu này cũng như nguồn gốc của sự xung đột tôn giáo giữa cộng đồng thiên chúa và Hồi giáo giữa lòng Ai Cập ngày nay.
Sau khoảng 3 tiếng bay từ Paris với hãng hàng không Egyptair, chúng tôi đáp đến Cairo vào một mùa xuân tháng 4 khá đẹp trời. Chặng đường chuyển tiếp từ sân bay vào trung tâm Cairo giống như một lời mào đầu báo hiệu chúng tôi đã đến Ai Cập, xứ sở của hệ thống giao thông…khá giống Việt Nam. Tại thủ đô 15 triệu dân, không khó để có thể đoán ra số lượng ô tô lớn như thế nào và tầm nghiêm trọng của ô nhiễm không khí. Nhưng chúng ta hãy tạm gách chuyện đó sang một bên. Điều làm tôi nhớ nhất chính là ý thức chấp hành giao thông công cộng của người dân thủ đô Cairo khá là đặc biệt.
Bạn hãy cứ tưởng tượng ở Hà Nội xe máy là vua và cứ vượt ẩu lên khiến cho đường phố nhiều khi ách tắc. Tại thủ đô Cairo, ban thay xe máy bằng ôtô. Nhóm khách Pháp không khỏi ngạc nhiên khi lần đầu tiên trong đời họ chứng kiến cảnh tượng hỗn loạn của giao thông. Nhưng với tôi, đó không phải là một cú sốc lớn vì bản thân mình sinh ra và trưởng thành trong một quốc gia mà người dân có ý thức giao thông kém tương tự.
Sự hỗn loạn ở Cairo có phần khác ở Hà Nội. Thứ nhất, tôi thấy các xe ôtô ở đây nhiều khi chạy nguy hiểm hơn. Có mấy đồng chí tài xế thậm chí tự dưng dừng ở ngay trước mũi các xe phía sau để sửa động cơ, và sau đó thản nhiên chạy tiếp với chiếc mui xe quên không dập xuống. Giữa các làn xe dài ngoằng, việc bắt gặp lác đác mấy đồng chí xe kéo bằng lừa không phải là chuyện hiếm. Lại nói đến các vị đi đường, phải công nhận là ngả mũ bái chào! Họ còn dũng cảm hơn cả người Việt Nam mình, dám ngang nhiên băng qua đường cao tốc 4 làn giữa các dòng xe đang chạy ở tốc độ cao.
Sau khoảng 3 tiếng bay từ Paris với hãng hàng không Egyptair, chúng tôi đáp đến Cairo vào một mùa xuân tháng 4 khá đẹp trời. Chặng đường chuyển tiếp từ sân bay vào trung tâm Cairo giống như một lời mào đầu báo hiệu chúng tôi đã đến Ai Cập, xứ sở của hệ thống giao thông…khá giống Việt Nam. Tại thủ đô 15 triệu dân, không khó để có thể đoán ra số lượng ô tô lớn như thế nào và tầm nghiêm trọng của ô nhiễm không khí. Nhưng chúng ta hãy tạm gách chuyện đó sang một bên. Điều làm tôi nhớ nhất chính là ý thức chấp hành giao thông công cộng của người dân thủ đô Cairo khá là đặc biệt.
Một Hai Ba.....cả nhà cùng qua đường nào |
Sự hỗn loạn ở Cairo có phần khác ở Hà Nội. Thứ nhất, tôi thấy các xe ôtô ở đây nhiều khi chạy nguy hiểm hơn. Có mấy đồng chí tài xế thậm chí tự dưng dừng ở ngay trước mũi các xe phía sau để sửa động cơ, và sau đó thản nhiên chạy tiếp với chiếc mui xe quên không dập xuống. Giữa các làn xe dài ngoằng, việc bắt gặp lác đác mấy đồng chí xe kéo bằng lừa không phải là chuyện hiếm. Lại nói đến các vị đi đường, phải công nhận là ngả mũ bái chào! Họ còn dũng cảm hơn cả người Việt Nam mình, dám ngang nhiên băng qua đường cao tốc 4 làn giữa các dòng xe đang chạy ở tốc độ cao.
Đúng như chương trình, chúng tôi bắt đầu cuộc khám phá thủ đô bằng khu phố được cho là cổ nhất với cái tên Masr el-Qadima. Khu phố này còn có một tên gọi khác là Coptic Quarter, có tên như vậy vì đây vốn dĩ là khu phố có động đồng thiên chúa giáo lớn nhất Ai Cập. Lịch sử phát triển của cộng đồng này khá phức tạp nhưng để nói gắn gọn, họ sống rất khép kín với thế giới bên ngoài. Điều này cũng dễ hiểu bởi đã từ hơn 1000 năm nay, sự chung sống giữa thiên chúa giáo và đạo hồi chưa bao giờ diễn ra suôn sẻ. Từ những cuộc thập tự trinh thời trung cổ đến những viên đại bác của quân đội Napoléon, từ những sung đột quân sự giữa Israel với láng giềng ảrập, và mới đây nhất là can thiệp của Mỹ ở Trung Đông. Sự chõ mũi của phương Tây thiên chúa giáo gián tiếp khiến cho xung đột tôn giáo giữa cộng đồng Coptic và hồi giáo giữa lòng Cairo ngày cảng trở nên căng thẳng hơn. Lo sợ bị trả thù hoặc tấn công, cộng đồng thiên chúa giáo ở đây buộc phải sống chui lủi.
phong cách ăn mặc của các giáo sĩ thiên chúa giáo ở Ai Cập rất đặc trưng với việc mặc áo đen phủ kín và chiếc mũ chụp đầu |
Nếu như chỉ là một vị khách du lịch lẻ thuần túy, rất khó để có thể hiểu hết được những chi tiết phức tạp về cuộc sống của tín đồ coptic tại đây. Nhưng nhờ vào chuyến tour này, với sự dẫn dắt khá chuyên nghiệp của cậu hướng dẫn viên địa phương (cũng theo đạo thiên chúa luôn), từng nút thắt lịch sử đã được tháo gỡ và những con đường nhỏ lắt léo của khu phố Masr el-Qadima dần mở ra những bi mật trước mắt chúng tôi
Nguồn gốc của khu phố này xuất phát từ thời kỳ La Mã. Đến đây, cần phải nói thêm là đế chế La Mã vào những thế kỷ 1-4 sau Cn rất rộng lớn, bao gồm tất cả các quốc gia xung quanh Địa Trung Hải trong đó có Ai Cập. Đồng chí nào mà chơi trò Age of Empires thì chắc sẽ biết điều này. Thủ đô Cairo hồi ấy là thủ đô của một tỉnh của La Mã. Họ cho xây hệ thống tường thành bao bọc khu đô thị đầu tiên, nơi mà sau này trở thành khu phố Masr el-Qadima. Sau khi chúa Jesus chết đi, đạo thiên chúa phát triển khá nhanh tại Trung Đông và lan sang Ai Cập.
Thế nhưng đạo thiên chúa giáo là một cái gai nguy hiểm trong mắt đế chế La Mã bởi họ lo sợ rằng sự phát triển quá mạnh mẽ cúa thiên chúa giáo sẽ cạnh tranh với truyền thống thờ các vị thần La Mã (thần Zớt, thần mặt trời, thần chiến tranh, …). Vì thế, quân đội La Mã liên tiếp tiến hành truy quét và tử hình các tín đồ thiên chúa giáo. Thời ấy, theo đạo thiên chúa giáo đồng nghĩa với phản động chính trị, đáng tội tử hình. Cộng đồng thiên chúa giáo đã phải sống chui lủi ngay giữa lòng thủ đô Ai Cập đầy rẫy toán quân canh gác La Mã. Các tín đồ thiên chúa giáo âm thầm tụ họp với nhau vào ban đêm để cùng nhau cầu nguyện và cho xây những công trình kiến trúc thiên chúa giáo đầu tiên.
Thế nhưng đạo thiên chúa giáo là một cái gai nguy hiểm trong mắt đế chế La Mã bởi họ lo sợ rằng sự phát triển quá mạnh mẽ cúa thiên chúa giáo sẽ cạnh tranh với truyền thống thờ các vị thần La Mã (thần Zớt, thần mặt trời, thần chiến tranh, …). Vì thế, quân đội La Mã liên tiếp tiến hành truy quét và tử hình các tín đồ thiên chúa giáo. Thời ấy, theo đạo thiên chúa giáo đồng nghĩa với phản động chính trị, đáng tội tử hình. Cộng đồng thiên chúa giáo đã phải sống chui lủi ngay giữa lòng thủ đô Ai Cập đầy rẫy toán quân canh gác La Mã. Các tín đồ thiên chúa giáo âm thầm tụ họp với nhau vào ban đêm để cùng nhau cầu nguyện và cho xây những công trình kiến trúc thiên chúa giáo đầu tiên.
Danh từ Coptic sinh ra vào những thế kỷ 3-4 sau CN. Danh từ này bắt nguồn từ ngôn ngữ Hy Lạp cổ, ám chỉ đơn thuần là “Ai Cập”. Như vậy, Coptic nói nôm na là tín đồ thiên chúa giáo sống ở Ai Cập. Mặc cho những biến động của lịch sử, đặc biệt là làn sóng Ảrập hóa và Hồi hóa xảy ra suốt từ thế kỷ 8 đến 20, cộng đồng Coptic vẫn đấu tranh cho sự tồn tại của mình. Theo các con số thống kê, ngày nay có khoảng 3,5 triệu người Ai Cập theo đạo thiên chúa giáo, chiếm khoảng 6% tổng dân số.
Nếu như có ai đó hỏi trong số vài chục triệu dân Ai Cập ngày nay, với bao làn xóng di cư và pha trộn sắc tộc, ai là người thuần máu Ai Cập nhất. Câu trả lời không phải là những người Ai Cập theo đạo hồi giáo, mà lại là những người thiểu số theo đạo thiên chúa giáo. Chính họ mới là hậu duệ trực tiếp từ tổ tiên là những người dân Ai Cập dưới sự trị vì của Pharaon vài ngàn năm trước. Với thâm niên lịch sử tồn tại lâu đời hơn rất nhiều so với đạo hồi, nhưng trớ trêu thay, cộng đồng thiên chúa giáo ở đây không được chấp thuận như một phần của nền văn minh Ai Cập.
Có vẻ như người ta đã quá quen với việc Ai Cập và đạo Hồi là một. Thiên chúa giáo bị cho là một sự sỉ nhục, một quá khứ của kẻ thua cuộc chịu áp bức của cường quốc phương Tây. Chính vì thế, cộng đồng coptic ở Ai Cập bị cho là một phần tử ngoại đạo. Thực tế cho thấy những người theo đạo thiên chúa luôn là nạn nhân của chế độ phân biệt đối xứ, nhiều người bị hành hung, ám sát, bắt cóc. Chuyện các nhà thờ thiên chúa giáo bị đốt cháy, tấn công hoặc cướp bóc xảy ra như cơm bữa và có vẻ như chính quyền Ai Cập (đa số là dân theo đạo hồi) cũng làm ngơ như không có chuyện gì xảy ra.
Minh chứng đầu tiên cho thấy bề dày lịch sử của cộng đồng thiên chúa giáo Ai Cập chính là pháo đài Babylone trong tình trạng phế tích, được xây dựng và kiên cố dưới thời La Mã. Sau khi người ả rập chinh phục được toàn bộ Ai Cập vào thế kỷ thứ 6 sau CN, họ đổi tên pháo đài này thành Qasr ash-Sham’a, trong tiếng ả rập có nghĩa là “pháo đài bằng xi”. Ngay trước khi người ả rập đến đây, cộng đồng thiên chúa giáo đã phát triển rất mạnh nhưng luôn dưới tình trạng chui lủi. Và lạ thay, chỉ sau khi người ả rập và Hồi giáo thống lĩnh Ai Cập thì phần lớn các nhà thờ thiên chúa giáo mà ta thấy ngày nay mới được xây dựng. Điều thú vị nữa phần lớn các công trình này nằm chễm chệ trên đỉnh của hệ thống pháo đài Babylon theo dòng thời gian đã bị lún xuống đất
Nếu như có ai đó hỏi trong số vài chục triệu dân Ai Cập ngày nay, với bao làn xóng di cư và pha trộn sắc tộc, ai là người thuần máu Ai Cập nhất. Câu trả lời không phải là những người Ai Cập theo đạo hồi giáo, mà lại là những người thiểu số theo đạo thiên chúa giáo. Chính họ mới là hậu duệ trực tiếp từ tổ tiên là những người dân Ai Cập dưới sự trị vì của Pharaon vài ngàn năm trước. Với thâm niên lịch sử tồn tại lâu đời hơn rất nhiều so với đạo hồi, nhưng trớ trêu thay, cộng đồng thiên chúa giáo ở đây không được chấp thuận như một phần của nền văn minh Ai Cập.
Có vẻ như người ta đã quá quen với việc Ai Cập và đạo Hồi là một. Thiên chúa giáo bị cho là một sự sỉ nhục, một quá khứ của kẻ thua cuộc chịu áp bức của cường quốc phương Tây. Chính vì thế, cộng đồng coptic ở Ai Cập bị cho là một phần tử ngoại đạo. Thực tế cho thấy những người theo đạo thiên chúa luôn là nạn nhân của chế độ phân biệt đối xứ, nhiều người bị hành hung, ám sát, bắt cóc. Chuyện các nhà thờ thiên chúa giáo bị đốt cháy, tấn công hoặc cướp bóc xảy ra như cơm bữa và có vẻ như chính quyền Ai Cập (đa số là dân theo đạo hồi) cũng làm ngơ như không có chuyện gì xảy ra.
Minh chứng đầu tiên cho thấy bề dày lịch sử của cộng đồng thiên chúa giáo Ai Cập chính là pháo đài Babylone trong tình trạng phế tích, được xây dựng và kiên cố dưới thời La Mã. Sau khi người ả rập chinh phục được toàn bộ Ai Cập vào thế kỷ thứ 6 sau CN, họ đổi tên pháo đài này thành Qasr ash-Sham’a, trong tiếng ả rập có nghĩa là “pháo đài bằng xi”. Ngay trước khi người ả rập đến đây, cộng đồng thiên chúa giáo đã phát triển rất mạnh nhưng luôn dưới tình trạng chui lủi. Và lạ thay, chỉ sau khi người ả rập và Hồi giáo thống lĩnh Ai Cập thì phần lớn các nhà thờ thiên chúa giáo mà ta thấy ngày nay mới được xây dựng. Điều thú vị nữa phần lớn các công trình này nằm chễm chệ trên đỉnh của hệ thống pháo đài Babylon theo dòng thời gian đã bị lún xuống đất
Nổi tiếng nhất trong số các công trình này là nhà thờ al-Moallaqa, với biệt danh “nhà thờ treo lơ lửng”, lý do là vì được xây ngay trên đỉnh của cổng vào pháo đài Babylon.
Khi tôi nhìn bao quát toàn cảnh thủ đô với hàng trăm tháp chuông hồi giáo, tôi đã phải thốt lên : “Woah! Sao mà giống trong truyện Aladin và cây đèn thần thế”. Bạn hãy tưởng tượng một ai đó đang dùng thảm bay để du ngoạn và lướt giữa nhũng tòa tháp chuông cao chót vót.
Chưa cần phải tận mắt nhìn các công trình kiến trúc hồi giáo, bạn chỉ cần rỏng tai lên là đã có thể cảm nhận thấy thế giới hồi giáo giữa lòng thủ đô. Thật vậy, theo truyền thống, các chiếc loa của thành phố phát thanh kêu gọi tín đồ đến giờ cầu nguyên (5 lần một ngày). Cứ mỗi khi nghe thấy tiếng này, hàng loạt người dân thủ đô dừng lại ngay giữa đường và quỳ xuống cầu nguyện.
Lạc vào khu phố hồi giáo của Cairo là lạc vào thế giới trung cổ của những thế kỷ 13-16, thời kỳ đỉnh cao của thành phố. Lạc vào những mê cung ngõ ngách như thể bạn đang sống trong câu truyện ngàn lẻ một đêm. Chỉ có một điều mà tôi thấy hơi tiếc khi phải đi với đoàn này, đó là việc thời gian hạn hẹp và bị gò bó vào chương trình đã định sẵn, Trong khu phố hồi giáo, chúng tôi chỉ có thể thăm khu chợ Khan El Khalili và một nhà thời hồi giáo. Từng ấy thì chỉ tiêu biểu cho 30% những điểm tham quan đáng xem ở đây. Chưa giải tỏa được cơn khát khám phá, đó là lý do vì sao tôi vẫn phải quay lại thủ đô Cairo lần thứ hai vào năm 2011, để có thể khám phá nốt những bí ẩn còn ẩn nấp trong 70% còn lại.
Quay trở lại với chuyến viếng thăm khu phố hồi giáo, chúng tôi chỉ tập trung thăm những gì được cho là tinh túy nhất của khu vực này. Điểm đến đầu tiên là nhà thờ hồi giáo Al-Azhar, công trình kiến trúc tôn giáo được cho là cổ nhất Trung Đông. Được xây từ thế kỷ 10 sau CN, công trình này còn là trường đại học cổ nhất Trung Đông, xứng danh với chính tên gọi của nó. Trong tiếng ả rập, Azhar có nghĩa là “tỏa sáng”, sự tỏa sáng của một trung tâm Hồi giáo. Vào thời trung cổ, có đến 140.000 sinh viên và 500 giảng viên đến đây để nghiên cứu các môn như tôn giáo, y, học và toán học.
Thực ra, vào giai đoạn thế kỷ 10-13, không chỉ có mình Al-Azhar đóng vai trò quan trọng trong thế giới Hồi giáo, vẫn còn đó Badad (Irak), Fes (Marốc), Cordoba, Sevilla (Tây Ban Nha) hay Damascus (Syria). Nhưng những biến động của lịch sử đã đứng về phía Ai Cập và biến Al-Azhar thành nơi tụ tập “anh hùng hảo hán” tứ xứ. Thật vậy, thế kỷ 13-14 không phải là giai đoạn vui vẻ gì với thế giới hồi giáo.
Vó ngựa của quân đội Thành Cát Tư Hãn hoành hành ở Trung Á khiến cho Irak sụp đổ. Còn các tiểu vương quốc ả rập tại Tây Ban Nha lần lượt bị thôn tính bởi liên minh các quốc gia Châu Âu theo thiên chúa giáo. Điều đó khiến cho hầu hết các nhà thông thái và tầng lớp trí thức Hồi giáo phải chạy tị nạn sang Ai Cập. Al-Azhar nhiễm nhiên trở thành nơi chào đón nhân tài tứ xứ và kể từ thế kỷ 14 nắm vai trò gần như độc quyền về giảng dạy và nghiên cứu những bộ môn khoa học liên quan đến Hồi giáo.
Quay trở lại với chuyến viếng thăm khu phố hồi giáo, chúng tôi chỉ tập trung thăm những gì được cho là tinh túy nhất của khu vực này. Điểm đến đầu tiên là nhà thờ hồi giáo Al-Azhar, công trình kiến trúc tôn giáo được cho là cổ nhất Trung Đông. Được xây từ thế kỷ 10 sau CN, công trình này còn là trường đại học cổ nhất Trung Đông, xứng danh với chính tên gọi của nó. Trong tiếng ả rập, Azhar có nghĩa là “tỏa sáng”, sự tỏa sáng của một trung tâm Hồi giáo. Vào thời trung cổ, có đến 140.000 sinh viên và 500 giảng viên đến đây để nghiên cứu các môn như tôn giáo, y, học và toán học.
Từ bên ngoài nhìn vào, Al-Azhar trông có vẻ đơn giản với những bức tường bao phủ mộc mạc |
nhưng khi vào bên trong, bạn lạc vào một thế giới khác với một khoảng không rất lớn ở chính giữa. |
Vó ngựa của quân đội Thành Cát Tư Hãn hoành hành ở Trung Á khiến cho Irak sụp đổ. Còn các tiểu vương quốc ả rập tại Tây Ban Nha lần lượt bị thôn tính bởi liên minh các quốc gia Châu Âu theo thiên chúa giáo. Điều đó khiến cho hầu hết các nhà thông thái và tầng lớp trí thức Hồi giáo phải chạy tị nạn sang Ai Cập. Al-Azhar nhiễm nhiên trở thành nơi chào đón nhân tài tứ xứ và kể từ thế kỷ 14 nắm vai trò gần như độc quyền về giảng dạy và nghiên cứu những bộ môn khoa học liên quan đến Hồi giáo.
Khu cầu nguyện bên trong. Theo truyền thống Hồi giáo, các tín đồ luôn quỳ hướng về phía thành phố Mecca (Ảrập Xê Út) nơi thánh Mohamed sinh ra |
Chiếc cổng sát tường này cũng là nơi để tín đồ quỳ xuống cầu nguyện. Phần lõm vào là phần hướng về thành phố Mecca, một kiểu cấu trúc đặc trưng tại bất của nhà thờ Hồi giáo nào trên thế giới |
Đúng với vị thế là một trường đại học danh tiếng, có rất nhiều sinh viên trẻ đang ôn bài hoặc cầu nguyện ở đây. Thông thường, tại các trường đại học ở Ai Cập, tiếng Anh được giảng dạy khá đại trà với chất lượng khá tốt. Vì thế, mặt sàn tiếng Anh của các sinh viên Ai Cập nhỉnh hơn so với các quốc gia Hồi giáo lân cận.
Nếu như bạn tình cờ bắt chuyện với cậu sinh viên nào bập bẹ tiếng Anh thì rất có khả năng cậu ta xuất thân từ Irak, Syria, Jordan và đến đây du học. Tất nhiên, đó chỉ là một trong những mẹo vặt để phân biệt người dân ở các quốc gia Hồi giáo. Còn nếu chỉ nhìn qua khuôn mặt thì thật là khó đoán.
Al-Azhar sở hữu các tòa tháp chuông Hồi giáo mà chúng ta có thể leo lên và tận hưởng một góc nhìn toàn cảnh thủ đô |
Cũng phải thôi, trong một nhà hàng dùng để phục vụ khách Âu, chắc chắn sẽ phải sử dụng phương pháp nấu ăn biến tấu một chút để phù hợp khẩu vị của khách du lịch. Chúng tôi ăn trưa vào lúc 12h, không phải là giờ ăn trưa phổ biến ở Ai Cập. Thật vậy, thông thường người bản địa ăn trưa muộn hơn vào lúc 15h và ăn tối cũng muộn hơn vào tầm 20h. Nếu như người Việt chúng ta ăn cơm là chủ yếu thì người Ai Cập dùng bánh mì như là thứ để lót dạ và căn kèm với rất nhiều món ăn phụ. Trái với người Việt, cấu trúc bữa ăn truyền thống của Ai Cập chịu rất nhiều chi phối của đạo Hồi.
Tại đất nước này, thịt lợn và thức uống có cồn bị cấm mặc dù có thể mua một cách chui lủi ở một số cửa hàng. Vì thế, người Ai Cập phải chọn các loại thịt khác như gà, bò, bê, cá…đây là một luật chung cho đại đa số các quốc gia Hồi giáo nên cho dù bạn có sang Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Marốc, Ấn Độ, Malaysia hay Indonesia thì cũng sẽ gặp phải những điều kiêng kỵ như thế này. Tôi còn nhớ sau này có lần bắt gặp một cậu người Mỹ trong một lần đi phượt ở Hy Lạp. Cậu này là giảng viên của một trường đại học ở Cairo và cậu ta than thở về những ngày tháng phải chui lủi uống vài chai bia hoặc lùng sục những quán bar có bảo kê để được nhâm nhi những ly rượu whisky hoặc thậm chí lảng vảng ở những nhà thổ. Có thể mới biết, cho dù là ở đâu, cho dù có những cấm đoán đến đâu, nghề gái điếm vẫn luôn tồn tại bởi nó phục vụ cho nhu cầu sinh lý tất yếu của con người cho dù đó là một người Hồi giáo cực đoan nhất thế giới
Chúng tôi kết thúc buổi khám phá đầu tiên bằng chuyến viếng thăm khu chợ Khan El Khalili, thuộc dạng cổ nhất và lớn nhất của Trung Đông. Không có nhiều sự khác biệt về mặt không gian giữa những gì bạn đang chứng kiến trước mắt và cuộc sống đời thường của người dân những thế kỷ 14-15. Có chăng thì chỉ khác biệt về các loại mặt hàng và phương tiện đi lại. Thực ra ở một số quốc gia khác thuộc khối hồi giáo ở Trung Đông và Bắc Phi cũng sở hữu khu chợ cổ kiểu này nhưng nói chung chúng đều có cấu trúc giống nhau. Có nơi thì người ta gọi là bazaar (Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ), nhưng đa phần người ta gọi là souk (Marốc, Tunisia, Algeria, Syria…). Trong tiếng Anh, người ta hay gọi Khan El Khalili là “Turkish Bazaar”. Tại sao lại có Thổ Nhĩ Kỳ ở đây? Theo đánh giá của tôi, lý do là vì Ai Cập vào những thế kỷ 15-19 là thuộc địa của để chế Ottoman (tiền thân của Thổ Nhĩ Kỳ). Đế chế này hồi ấy rất rộng nên cứ khi nào người phương Tây thời đó nghĩ đến Trung Đồng là lấy Thổ Nhĩ Kỳ làm thước đo chuẩn. Cũng giống như người phương Tây ngày nay cứ nhìn thấy dân da vàng mắt híp thì gán cho họ cái mác Trung Quốc. Món tắm nước nóng hammam cũng vậy, tôi thấy có ở rất nhiều quốc gia hồi giáo nhưng trong tiếng Anh người ta cứ gán cho cái tên “Turkish bath”.
Ngay sau khi được thành lập vào thế kỷ 14, Khan El Khalili trở thành nút thắt thương mại quan trọng nhất, nối giữa Ấn Độ và Địa Trung Hải. Những tuyến đường vận chuyển các mặt hàng xa xỉ (kim cương, ngũ vị hương, nước hoa…) đều phải qua Cairo trước khi cập bến các quốc gia Châu Âu (Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha…). Cairo nhờ đó chiếm vị thế độc quyền về các loại mặt hàng này và toàn quyền quyết định về giá. Điều này không được lòng các thành phố cảng Châu Âu lúc bấy giờ và các quốc gia phương Tây buộc phải tìm kiếm những con đường thương mại mới để tránh không phải qua cửa ải Ai Cập. Đây chính là một trong những nguồn gốc sâu xa tạo nên những làn sóng tìm kiếm vùng đất mới đầu tiên trong lịch sử với những chiến công hiển hách của những Christoph Columbus, Magellan, Vasco De Gamma thế kỷ 15-16
Là một trong những biểu tượng hút khách nhất Cairo, không quá ngạc nhiên khi thấy biển người và khách du lịch ở đây. Người ta đến Khan El Khalili không phải chỉ để ngắm nghía các công trình kiến trúc cổ mà chủ yếu là để trải nghiệm một không gian sống khó quên. Người ta đến đây là để cố tình bị lạc vào mê cung của những con ngõ nhỏ ngoắt nghéo, của những căn nhà cổ lụp xụp, để ngửi thấy hương vị của các loại vị hương nấu ăn. Tại đây, có lẽ không nên áp dụng phương pháp nhìn bản đồ để tìm đưởng bởi đơn giản là ở đây…không có bản đồ. Đường thì ngoằn nghèo và rất nhiều con đường chỉ ghi tiếng ả rập, có mà tìm bằng mắt.
Ngay sau khi được thành lập vào thế kỷ 14, Khan El Khalili trở thành nút thắt thương mại quan trọng nhất, nối giữa Ấn Độ và Địa Trung Hải. Những tuyến đường vận chuyển các mặt hàng xa xỉ (kim cương, ngũ vị hương, nước hoa…) đều phải qua Cairo trước khi cập bến các quốc gia Châu Âu (Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha…). Cairo nhờ đó chiếm vị thế độc quyền về các loại mặt hàng này và toàn quyền quyết định về giá. Điều này không được lòng các thành phố cảng Châu Âu lúc bấy giờ và các quốc gia phương Tây buộc phải tìm kiếm những con đường thương mại mới để tránh không phải qua cửa ải Ai Cập. Đây chính là một trong những nguồn gốc sâu xa tạo nên những làn sóng tìm kiếm vùng đất mới đầu tiên trong lịch sử với những chiến công hiển hách của những Christoph Columbus, Magellan, Vasco De Gamma thế kỷ 15-16
Là một trong những biểu tượng hút khách nhất Cairo, không quá ngạc nhiên khi thấy biển người và khách du lịch ở đây. Người ta đến Khan El Khalili không phải chỉ để ngắm nghía các công trình kiến trúc cổ mà chủ yếu là để trải nghiệm một không gian sống khó quên. Người ta đến đây là để cố tình bị lạc vào mê cung của những con ngõ nhỏ ngoắt nghéo, của những căn nhà cổ lụp xụp, để ngửi thấy hương vị của các loại vị hương nấu ăn. Tại đây, có lẽ không nên áp dụng phương pháp nhìn bản đồ để tìm đưởng bởi đơn giản là ở đây…không có bản đồ. Đường thì ngoằn nghèo và rất nhiều con đường chỉ ghi tiếng ả rập, có mà tìm bằng mắt.
Ngay từ khi bước chân vào những ngõ ngách đầu tiên, bạn lập tức bị cuốn trôi theo dòng người đa quốc gia là ty tỷ các loại hàng hóa. Vào thời trung cổ, đây là trung tâm trao đổi thương mại lớn nhất Trung Đông. Các phái đoàn thương nhân từ vùng vịnh Irak và tiểu vương quốc ả rập đến đây mua hàng đến từ Địa Trung Hải (rượu vang, dầu ôliu, ngũ cốc…) và Ai Cập (vàng, kim cương) đổi lại những thứ xa xỉ như hương trầm, nước hoa hoặc đồ da thuộc. Ngày nay, nhu cầu trao đổi buôn bán đã thay đổi nhiều. Vẫn là trao đổi thương mại, nhưng chủ yếu là giữa người Ai Cập và khách du lịch.
Có rất nhiều mặt hàng bắt mắt mà du khách có thể mua và nhân tiện đây cũng phải nói rằng người Ai Cập rất biết cách moi tiền của khách. Sau này, tôi có thăm các khu chợ khác ở Thổ Nhĩ Kỳ, Marốc, Syria nhưng phải nói rằng người Ai Cập có phần nhỉnh hơn về khả năng moi tiền. Mặc cả mua bán ở đây không khác nhiều lắm so với nền văn hóa mặc cả của Việt Nam, vân cái kiểu nói thách giá rồi mặc cả giá. Bạn càng hỏi mua ở những gian hàng có nhiều khách du lịch thì giá càng cắt cổ. Ngược lại, nếu bạn chịu khó chấp nhận mạo hiểm đi sâu vào những khu không có mấy khách du lịch thì người bán sẽ nói thách ít hơn và cán cân mặc cả sẽ nghiêng về bạn nhiều hơn. Tại sao vậy? Bởi vì khi một gian hàng đã quá quen sự có mặt của du khách đặc biệt là Tây, họ sẽ dần dần học được cách lùa hội “gà” này vào bẫy . Với tư tưởng Tây có hầu bao xông xênh, họ không ngại gì nói thách giá cao gấp 4-5 thậm chí là 10 lần giá thực tế. Ngược lại, ở những gian hàng ít có du khách, người bán biết rằng họ không có cơ hội bán được hàng nên dễ chấp nhận mức giá bạn đưa ra hơn. Chỉ có một điều là không có mấy du khách dám bén mảng đến những gian hàng kiểu này với tâm lý đi vào một mình thì sẽ bị “chăn”.
Đó là câu chuyện của du khách phương Tây. Còn đối với những du khách Châu Á sinh ra và lớn lên trong môi trường lúc nào cũng phải mặc cả như chúng ta, việc phải mua bán mặc cả trên đất Ai Cập có lẽ không gây quá nhiều ngạc nhiên. Chỉ có điều trong việc mua bán ở đây, truyền thống văn hóa hồi giáo có ảnh hưởng khá nhiều. Ví dụ như nếu như bạn đã nhập cuộc trao đổi mặc cả và người bán đồng ý với giá bạn đưa ra, bạn sẽ phải mua món đồ đó. Từ chối món hàng khi mà việc mặc cả đã ngã ngũ là một điều tối kỵ trong nền văn hóa Ai Cập. Người bán có thể cho việc từ chối đó là một điều sỉ nhục và có thể sẽ gây khó dễ cho bạn. Cá nhân tôi thấy điều này cũng đúng ở một số quốc gia hồi giáo khác như ở Marốc hay Algeria.
Còn một điều nữa tôi thấy rất đáng nể ở những người bán đồ lưu niệm Ai Cập, đó là những chiêu bài chào mời khách tùy thuộc vào nền văn hóa của du khách. Khi đối diện với họ là khách Mỹ, họ sẽ tuôn ra một tràng bằng tiếng Anh với âm Mỹ chuẩn : “tôi là fan hâm mộ của Michael Jackson”. Nếu đối diện với họ là khách Trung Quốc, họ lại tuồn một tràng tiếng Trung : “Tôi khoái Mao Trạch Đông”. Còn khi rơi phải tôi? Họ hát một câu tiếng Việt : “Việt Nam Hồ Chí Minh!”. Tất nhiên là khi một người dân địa phương làm như vậy, họ gián tiếp tạo nên một sự “gần gũi” đối với du khách và khiến con mồi của họ dễ dãi hơn trong cuộc mặc cả giá sau đó. Kịch bản là kiểu “tôi hâm mộ đất nước ông, giờ ta là bạn rồi, ông cũng phải nể tôi vài phần, thôi thì mua cho tôi giá cao cao tí”. Với đòn tâm lý này, rất nhiều du khách nhẹ dạ thì sẽ phải mua với giá cắt cổ, trong đó…có tôi.
Thực ra thì một phần trong cái việc nhẹ dạ cả tin có xen lẫn sự thương hại không phải lối. Sau này, tôi mới biết là dân bán đồ ở khu chợ này ông nào chẳng nói đồ của họ là gia công 100%, rồi thì mất công vận chuyển từ sa mạc xa xôi đến đây, vân vân và vân vân. Nhưng mà ai biết được có khi đồ của họ là Made in China.
Made in China? |
No comments:
Post a Comment