Friday, April 19, 2013

Những hang xương kỳ bí nhất Việt Nam

Những chiếc hang được biết đến với vô số những mẩu xương và những câu chuyện kỳ bí khiến nhiều người phải sởn da gà.
Những chiếc hang được biết đến với vô số những mẩu xương và những câu chuyện kỳ bí khiến nhiều người phải sởn da gà. Mỗi hang là một câu chuyện, một bí mật mà con người luôn khao khát khám phá...

Bể xương và những bộ hài cốt bí ẩn ở hang Cắc Cớ nằm tại Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội. Bể xương và "suối xương" trong hang Cắc Cớ chứa hàng nghìn bộ hài cốt. Theo nhiều người dân có đưa ra con số là 3.600 bộ hài cốt, tuy nhiên đây được cho là một con số được áng chừng thêu dệt nên. Hang sâu thẳm, tối om, phải dùng đèn pin và đi dò dẫm từng bước mới có thể xuống được. Ảnh: Lối dẫn xuống bể xương bí ẩn

Theo truyền thuyết mà người dân trong vùng truyền miệng, hàng ngàn bộ hài cốt trong lòng núi là của nghĩa quân Lữ Gia, những người đã hy sinh bi tráng từ 2.100 năm trước. Ảnh: Xương trong hang Cắc Cớ.

Trong hang có rất nhiều đồ sành, đồ gốm tìm trong lòng núi. Những mảnh gốm rất giống kiểu gốm sứ thời Trần này đã khiến tác giả Hoàng Hoa đưa ra nhận định, có thể tại đây cũng đã từng xảy ra một vụ tương tự như ở Thanh Hóa, Ninh Bình vào cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, khi quân Minh xâm lược nước ta.

Theo lời của một số người dân kể lại, ngày trước rất nhiều xương trong hang nhưng theo thời gian những bộ xương đang ngả màu vàng và mủn ra, sụp dần xuống. Thêm vào đó ở đây còn truyền tai nhau về một con suối có tên là " suối xương". Chính người dân ở đây đã nhặt xương ở suối cho vào trong bể.

Những mấu xương như thế này có rất nhiều trong hang khiến không ít người phải hoảng sợ. Những mẩu xương xếp một cách lộn xộn.

Không ai biết bể xương này sâu đến đâu. Chưa có một cuộc nghiên cứu nào được tiến hành, vì thế, tất cả ý kiến của các nhà khoa học đưa ra đều chỉ dừng ở mức phỏng đoán, chứ không có căn cứ chính xác.

Ở hang Nà Lồi, nơi có vô số những cổ mộ được táng trên các vách núi mà người dân còn gọi là những cỗ “quan tài bay”. Hang ma Nà Lồi chứa những cỗ quan tài kỳ lạ nằm trên một ngọn núi cao dựng đứng. Trong quá trình đi lên tới hang phải đi cẩn thận, không rất dễ rơi xuống chân núi.

Theo tài liệu phòng Phòng Văn hóa Thông tin huyện Mộc Châu cung cấp thì những quan tài cổ có thể của một tộc người nguồn gốc Môn- Khmer (Người Xá, người Khơ mú, Xinh mun) chứ không thể của người Thái hoặc người Mường, bởi nếu là tổ tiên, họ đã phải thờ cúng...

... Thứ hai, những quan tài có tuổi ước vào khoảng 400-500 năm trước, nhìn vào quá trình phong hóa trên quan tài có thể phán đoán có những cái mới chỉ khoảng 200 năm tuổi. Thứ ba, dựa vào phần xương còn lại trong các quan tài có thể khẳng định những người này có thể hình lớn, cao to hơn người ngày nay rất nhiều.

Còn theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Cường, Viện khảo cổ Việt Nam, một người từng dành nhiều thời gian nghiên cứu về các táng thức của loài người thì những cỗ quan tài trên vách núi đươc dùng theo hình thức “Huyền táng” hay còn gọi là táng treo chính là hình thức táng được dùng trong các hang ma. Táng thức này sử dụng khá phổ biến trên thế giới nhưng ở Việt Nam hiện mới chỉ phát hiện ở Thanh Hóa và Mộc Châu.

Bên cạnh hang Na Lồi thì còn có hang ở Pưa Lai. Đường lên rất khó khăn và nguy hiểm. Những chiếc quan tài được làm bằng những thân gỗ nguyên, được bổ đôi cân đối, khoét lõi và cho xác vào bên trong rồi gác lên các vách đá, có hình dáng gần như một chiếc xuồng độc mộc. Mỗi quan tài đều được khóa chặt bằng một chốt gỗ nối liền hai nửa thân quan tài lại với nhau.

Có rất nhiều câu chuyện rùng minh xoay quanh những ngôi mộ ở đây. Theo như người dân ở đây kể lại: có nhiều người động đến quan tài về bị bệnh, chết và thậm chí thần kinh rồi bỏ nhà ra đi. Kinh hoàng hơn cả là có người vì tham lam những tấm gỗ Đinh thối quý hiếm, có thể chống lại mục rữa từ những quan tài ở cổ mộ mà đã tìm đến để ăn trộm đem đi bán. Khi đang uống rượu ăn mừng thì mắt mũi trợn ngược, máu mồm cứ ồng ộc tuôn ra lênh láng không gì cầm được cho tới khi mất mạng.

Nhiều người dân truyền tai nhau câu chuyện, những đêm trời mưa phùn, người dân ở đây còn nghe những tiếng rên rỉ, kêu la rợn người phát ra từ những ngọn núi nơi có những cổ mộ. Tất cả những điều đó đã khiến cổ mộ trở thành một chốn kiêng kị của người dân bản Pưa Lai này.

Hang "Kim ngân thất thập táng” nằm ẩn mình trên ngọn núi Khăm Mả ở Bản Khuông, xã Thông Huề, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. Từ lâu, câu chuyện về hang chứa tới 70 gánh vàng vẫn là điều bí ẩn được người dân nơi đây truyền tai nhau hết đời này sang đời khác.

Theo lời của ngưởi dân kể lại có một tay địa chủ đã thuê thầy địa lý đi tìm một mảnh đất hợp phong thủy để giấu của. Sau khi xem xét, thầy phong thủy đã chọn một hang đá trên đỉnh “núi thiêng” Khăm Mả để chôn vàng. Kể từ đây, công cuộc chôn giấu kho báu bắt đầu, hàng đoàn công nhân được thuê mang theo ngựa lặng lẽ chở những hòm vàng bạc, châu báu rồi chui xuống hang để cất giữ.

Không gian càng thêm ẩm ướt, không khí quặn lên mùi vị tanh tưởi, lớp đất nhão nhét, nước từ đá thấm nhỏ ướt lạnh. Cho đến nay, vẫn chưa có một người nào tìm ra kho báu khổng lồ nhưng nhiều người dân vẫn tin vào câu chuyện hang “Kim ngân thất thập táng”.

Ông Lưu Hồng Sơn, Chủ tịch UBND xã Thông Huề cho biết: “Cũng không biết hang vàng có từ khi nào, tất cả chuyện về hang chỉ là những lời truyền miệng từ người này sang người khác chứ thực hư thế nào cũng chưa ai biết.

Du lịch, GO! - Theo GDVN/ VTC, Zing

No comments:

Post a Comment