Chuyện về hang Kẻ Cướp
Ông Nguyễn Văn Thịnh, 78 tuổi, trưởng thôn Bắc (tức đảo Bé, xã An Vĩnh) cho biết: “Hang Kẻ Cướp chính là hang Chàng Thiếp mà lâu nay người dân trên đảo vẫn gọi. Cái tên Chàng Thiếp xuất phát từ câu chuyện trước kia có một đôi nam nữ không rõ ở đâu bị trôi giạt vào đây, thấy có cái hang nên chui vào ở. Sống được một thời gian, thì giặc Tàu Ô xuất hiện, bọn chúng thấy cái hang tốt cho việc ẩn náu nên giết hai vợ chồng để chiếm lấy, từ đấy cái hang mang tên Kẻ Cướp”.
Ông Thịnh ra đảo Bé ở vào năm 1960, lúc này hang Kẻ Cướp còn rất nhiều đồ cổ, gốm sứ, thậm chí vàng bạc. Có một điều lạ ở đây là, hòn đá nằm chếch về phía trước miệng hang cứ lớn dần.
Theo nhiều người, trước kia hòn đá rất nhỏ, mọi người vào ra hang bình thường; nhưng bây giờ nó to ra, ăn liền vào miệng hang, nên cửa hang không còn rộng. “Hồi đó cái hang rộng lớn lắm, nghe đâu chứa vài trăm người, vì vậy mà bọn Tàu Ô mới chọn làm sào huyệt. Tuy nhiên, kể từ khi hòn đá lớn ra, cộng với sóng biển đẩy cát, sạn vào nên bây giờ hang không còn rộng và sâu nữa”, ông Thịnh cho biết thêm.
Và dinh Bà Roi
Liên quan đến giặc Tàu Ô còn có dinh Bà Roi. Trước đây, vùng biển Lý Sơn tấp nập tàu thuyền qua lại nên cướp biển xuất hiện, người dân gọi là giặc Tàu Ô. Khi chiếm được hang Chàng Thiếp làm sào huyệt, giặc Tàu Ô mới biết ở đây không có nước ngọt. Do đó, chúng thường xuyên bén mảng qua đảo Lớn để cướp nước ngọt cũng như lương thực và phụ nữ.
Thăm mộ Bà Phạm Tiên Đièu trong khu Đền Bà Roi. |
Nàng trầm mình với tư thế tựa ngồi thiền, mặc sóng cao, gió lớn. Xác của nàng được dân làng vớt về chôn cất và lập đền thờ, gọi là dinh Bà Roi.
Hiện dinh Bà Roi vẫn còn nhưng hư hại nhiều theo sự phá hủy của thời gian. Còn vùng nước nơi bà nhảy xuống bây giờ là nơi tổ chức đua thuyền truyền thống hằng năm của người dân trên đảo Lý Sơn.
Du lịch, GO! - Theo Xuân Khánh (iHay.Thanhnien), internet
No comments:
Post a Comment