Phan Rang không chỉ nổi tiếng với bãi biển đẹp và những khu resort nghỉ dưỡng cao cấp mà còn thut hút khách du lịch bởi miền ẩm thực riêng như: mực nướng, cơm gà, nước mắm,…trong đó du khách không thể bỏ qua món ăn độc đáo được chế biến từ loài dông cát.
< Con dông ở bãi cát tại Phan Rang.
Dông là loài bò sát, sống ở những vùng đất cát, nhất là ven biển. Có kích thước lớn hơn thằn lằn, chiều dài từ 20-30cm và vốn là một loài động vật hoang được con người đem về nuôi với quy mô ngày càng lớn. Từ những con dông “xấu xí”, người dân Phan Rang đã sáng tạo nên những món ăn hấp dẫn và lạ mắt.
Gỏi dông
Gỏi dông là món được nhiều người ưa thích khi đến với Phan Rang. Khác với những món gỏi sống khác, gỏi dông được làm khá kỳ công. Dông để nguyên con, chế nước sôi vào khoảng vài phút rồi cạo nhẹ cho bong sạch lớp da đất bên ngoài, làm sạch ruột.Sau đó để ráo nước rồi đem luộc chín xé lấy thịt và loại bỏ phần xương.
Thịt dông sau khi luộc được xé nhỏ, đem ướp với gia vị có sẵn: muối, đường, tỏi (giã nhỏ) cho ngấm, rồi trộn với hành tây, hành khô, cà rốt thái mỏng cùng chút rau răm. Gỏi dông thường được ăn kèm với bánh tráng nướng nên rất ngon miệng. Miếng bánh tráng vàng rụm giòn tan trong miệng hòa quyện với vị ngọt mát của thịt dông khiến cho người ăn cảm nhận được mùi vị của miền cát nắng.
Dông nướng
Vẫn là hương vị hấp dẫn đặc trưng của nhiều món nướng, dông nướng hấp dẫn thực khách bởi mù vị rất riêng. Để chế biến món dông nướng, người ta thường chọn những con mập, có kích thước của dông trưởng thành. Thịt dông được làm sạch và ướp với một số gia vị như: hành băm nhuyễn, hạt nêm, tiêu và nước mắm. Nước mắm là thành phần không thể thiếu của món ăn này vì thế người dân đã biết cách tận dụng luôn hương vị của mước mắm ngon Phan Rang.
Thịt dông ướp khoảng 30 phút cho ngấm đều sẽ được cho lên vỉ nướng. Và để có thể “toát” hết hương vị của món dông nướng, người ta thường nướng trên bếp than. Trong quá trình nướng dông phải trở đều, tránh thịt bị cháy khét.
Dông nướng có thể ăn kèm với bánh tráng nướng hoặc ăn với rau sống, bún và bánh tráng cuốn. Cho dông vào bánh tráng, thêm tí bún và rau sống cuốn lại rồi chấm với nước mắm me thì không gì bằng. Thịt dông nướng thơm, mềm và có vị ngòn ngọt, gần giống như thịt gà nên người dân nơi đây thường gọi là “gà đất”.
Chả dông
Với những món chả thì dông phải nhiều hơn vì nếu ít quá thì… phí công chế biến. Trước hết, dông được chặt bỏ đầu, đuôi và bàn chân. Muốn lột da dông cho dễ người ta thường dùng dao rạch nhỏ một đường dưới bụng từ đầu cho đến đuôi. Đặc biệt là khi làm dông tránh dùng nước lã rửa sạch, rất dễ bị tanh.
Thịt dông sau khi làm sạch được bằm nhuyễn hay quết dẻo cùng các loại gia vị khác như: ớt bột, tiêu, tỏi, dầu ăn. Sau đó trộn hỗn hợp thịt dông đã xay với ít nấm mèo và bách thảo đã cắt nhỏ, rồi bùng bánh tráng cuốn thành miếng vừa ăn chiên giòn. Chả dông thường được ăn kèm với rau sống hoặc ăn với cơm rất ngon.
Ai đã từng thưởng thức món chả dông ở Phan rang chắc sẽ nhớ mãi món ăn này bởi không chỉ thơm ngon vì chất đạm nhiều, mùi vị đặc trưng của thịt dông mà giá cả cũng rất hữu nghị với thực khách.
Cháo dông
Lạ miệng với những món ăn cầu kỳ từ dông, cháo dông tuy đơn giản nhưng cũng đậm đà hương vị riêng của vùng Phan Rang. Gạo dùng để nấu cháo dông phải là gạo thơm Tuy Hòa, ngâm sơ với nước lã đến khi nồi nước thịt dông sôi ùng ục thì cho vào rồi nêm thêm gia vị vừa ăn. Chỉ với cách nấu đơn giản như vậy là đã có một nồi cháo dông thơm ngon bổ dưỡng.
Ngoài ra, thịt dông còn được chế biến ngon miệng và độc đáo với những món dông hấp, dông rô ti và dông nấu dưa hồng. Chính những hương vị độc đáo đó của ẩm thực Phan Rang đã tạo nét riêng cho miền nắng gió này.
Du lịch, GO! - Theo Hiền Anh (Vietnamnet)
Sunday, March 31, 2013
Gặp ông Tây xuyên Việt bằng xe Win100
Một chiếc xe Win, dăm bộ quần áo, chút đồ dùng cá nhân, Paul – một vị khách du lịch đến từ nước Anh đã khám phá dải đất hình chữ S bằng những thứ đơn giản như thế.
Mê Việt Nam qua TopGear
Giữa cái nắng mới đầy ấm áp đang trải khắp cả một đoạn đường Trường Sơn thuộc đất Quảng Bình. Một cảnh tượng lạ: Một ông Tây có cái đầu tròng trọc ướt nhèm lã chã mồ hôi đang ngồi sửa chiếc xe Win cũ mèm ven đường.
Chúng tôi đỗ xe, tiến lại gần xem có thể giúp gì được cho vị khách lữ hành ngoại quốc này. Anh ngẩng lên chào bằng một cái nhún vai làm như là chuyện mình đang gặp phải chỉ là chuyện nhỏ. Khá lành nghề, ít ai nghĩ rằng, ông Tây kia chỉ mất khoảng 15 phút để thay thế chiếc săm xe vừa bị đinh xuyên thủng.
< Paul biết đến Việt Nam qua chương trình Top Gear.
Anh là Paul – một khách du lịch đến từ nước Anh, người đã một mình xuyên Việt bằng xe máy chẳng khác nào một tay “phượt ta” chính hiệu. Paul mới đến Việt Nam được 2 tuần, tự mình liên hệ để mua một chiếc Win với giá 280 đô ở Sài Gòn, tự mình lên kế hoạch, lộ trình và tự mình trải nghiệm cái cảm giác chạy xe máy dọc dải đất hình chữ S.
Paul cho hay, anh không biết nhiều về Việt Nam kể từ sau khi xem xong chương trình Top Gear đến Việt Nam trên kênh truyền hình BBC.
Quá ấn tượng với phong cảnh về một đất nước có tên Việt Nam. Quá háo hức được thử cảm giác chạy xe máy đi dọc những bờ biển, qua những con đường khi thì đèo dốc quanh co, khi thì thẳng băng hai bên là cây cối xanh mướt. Paul đã quyết định một mình “bắt chước” các BTV của chương trình Top Gear khám phá Việt Nam.
< “Bạn đồng hành” xuyên Việt của Paul là một chiếc xe Win.
“Tôi nhớ là tôi xem chương trình mà Top Gear giới thiệu về đất nước các bạn đúng vào dịp nghỉ lễ Giáng sinh. Có hai thứ khiến tôi ấn tượng nhất sau khi xem xong. Đó là cảnh quá đẹp và ở Việt Nam có rất nhiều xe máy” – Paul chia sẻ.
“Ý tưởng xuyên Việt bằng xe máy đúng là không hề tồi. Tôi cũng đã mua một chiếc xe máy cũ. Đã tự đi và cảm nhận Việt Nam y như Richard Hammond hay Jeremy Clarkson vậy”.
Đi xe máy rất thú vị
< Vị khách người Anh chia sẻ chuyện đi xe máy ở Việt Nam.
“Thú thực là ở Anh, tôi rất ít khi được đi xe máy. Vì thế, một trong những mục tiêu quan trọng của tôi khi sang Việt Nam du lịch là được trải nghiệm trên những chiếc xe hai bánh – thứ mà các bạn dùng làm phương tiện hằng ngày” – Paul nói.
Khi đặt chân tới Sài Gòn, Paul đã tự liên hệ để mua được một chiếc xe nhãn hiệu Win của Honda với giá mà theo anh “không bằng một chiếc vé máy bay khứ hồi từ Tp.HCM đi Hà Nội”. Ông Tây ba lô người Anh cũng cho biết, nhiều bạn bè của anh đến Việt Nam cũng chọn mua những chiếc xe Win để đi. Trước chuyến xuyên Việt, Paul đã có những giây phút cực kỳ căng thẳng khi tham gia giao thông bằng xe máy tại Sài Gòn.
< Hành trình xuyên Việt bằng xe máy là một trải nghiệm thú vị với Paul.
“Đường phố đông nghịt xe máy. Nhưng mọi người phóng rất nhanh. Điều cốt yếu để đi xe máy được ở Việt Nam là bạn phải biết quan sát, xử lý tình huống thật nhanh. Khi quen, bạn sẽ thấy xe máy là số 1 ở đây vì nó rất linh hoạt và tiện dụng” – anh kể.
Đi xe máy đường dài thì lại khác. Mới đi được hơn 1000 cây số, nhưng Paul đã tỏ ra khá kinh nghiệm. “Việc đi xe máy ở đất nước các bạn chẳng khác nào tham gia một trò chơi mạo hiểm. Bạn đừng hy vọng những chiếc xe tải đi ngược chiều nhường đường cho bạn. Hãy thận trọng hết mức, vì người dân đi xe đạp có thể rẽ bất cứ lúc nào mà không cần phát tín hiệu. Trên đường Hồ Chí Minh, bạn còn phải để ý tới gia súc hay những chú chó chạy vèo qua đường”.
< Hình ảnh khó quên của Paul tại Việt Nam: Cuộc gặp gỡ của những người mê đi.
Di chuyển bằng xe máy khá nguy hiểm và bụi bặm, song theo Paul, đó là trải nghiệm thú vị. Anh thích cầm lái trên những cung đường ngoằn ngoèo khi qua đèo Hải Vân, thích cái cảm giác gió biển tạt thật mạnh vào mặt, thích cái không khí trong lành trên những đoạn đường dẫn anh xuyên rừng.
Cũng theo Paul, xe máy giúp anh thân thiện với người dân địa phương hơn. Anh sẽ rất nhớ những tiếng chào “hello” từ đám trẻ đạp xe đi học về, nhớ ánh mắt rụt rè nhưng cái miệng cười thân thiện từ một cô gái bán hàng ven đường. Và có lẽ, những hình ảnh rất đỗi đời thường ấy sẽ còn được Paul nhiều lần kể lại với bạn bè mình qua những trải nghiệm thực tế của anh.
Du lịch, GO! - Theo Thế Đạt (TTTĐ), Lê Thắng - Autodaily
Mê Việt Nam qua TopGear
Giữa cái nắng mới đầy ấm áp đang trải khắp cả một đoạn đường Trường Sơn thuộc đất Quảng Bình. Một cảnh tượng lạ: Một ông Tây có cái đầu tròng trọc ướt nhèm lã chã mồ hôi đang ngồi sửa chiếc xe Win cũ mèm ven đường.
Chúng tôi đỗ xe, tiến lại gần xem có thể giúp gì được cho vị khách lữ hành ngoại quốc này. Anh ngẩng lên chào bằng một cái nhún vai làm như là chuyện mình đang gặp phải chỉ là chuyện nhỏ. Khá lành nghề, ít ai nghĩ rằng, ông Tây kia chỉ mất khoảng 15 phút để thay thế chiếc săm xe vừa bị đinh xuyên thủng.
< Paul biết đến Việt Nam qua chương trình Top Gear.
Anh là Paul – một khách du lịch đến từ nước Anh, người đã một mình xuyên Việt bằng xe máy chẳng khác nào một tay “phượt ta” chính hiệu. Paul mới đến Việt Nam được 2 tuần, tự mình liên hệ để mua một chiếc Win với giá 280 đô ở Sài Gòn, tự mình lên kế hoạch, lộ trình và tự mình trải nghiệm cái cảm giác chạy xe máy dọc dải đất hình chữ S.
Paul cho hay, anh không biết nhiều về Việt Nam kể từ sau khi xem xong chương trình Top Gear đến Việt Nam trên kênh truyền hình BBC.
Quá ấn tượng với phong cảnh về một đất nước có tên Việt Nam. Quá háo hức được thử cảm giác chạy xe máy đi dọc những bờ biển, qua những con đường khi thì đèo dốc quanh co, khi thì thẳng băng hai bên là cây cối xanh mướt. Paul đã quyết định một mình “bắt chước” các BTV của chương trình Top Gear khám phá Việt Nam.
< “Bạn đồng hành” xuyên Việt của Paul là một chiếc xe Win.
“Tôi nhớ là tôi xem chương trình mà Top Gear giới thiệu về đất nước các bạn đúng vào dịp nghỉ lễ Giáng sinh. Có hai thứ khiến tôi ấn tượng nhất sau khi xem xong. Đó là cảnh quá đẹp và ở Việt Nam có rất nhiều xe máy” – Paul chia sẻ.
“Ý tưởng xuyên Việt bằng xe máy đúng là không hề tồi. Tôi cũng đã mua một chiếc xe máy cũ. Đã tự đi và cảm nhận Việt Nam y như Richard Hammond hay Jeremy Clarkson vậy”.
Đi xe máy rất thú vị
< Vị khách người Anh chia sẻ chuyện đi xe máy ở Việt Nam.
“Thú thực là ở Anh, tôi rất ít khi được đi xe máy. Vì thế, một trong những mục tiêu quan trọng của tôi khi sang Việt Nam du lịch là được trải nghiệm trên những chiếc xe hai bánh – thứ mà các bạn dùng làm phương tiện hằng ngày” – Paul nói.
Khi đặt chân tới Sài Gòn, Paul đã tự liên hệ để mua được một chiếc xe nhãn hiệu Win của Honda với giá mà theo anh “không bằng một chiếc vé máy bay khứ hồi từ Tp.HCM đi Hà Nội”. Ông Tây ba lô người Anh cũng cho biết, nhiều bạn bè của anh đến Việt Nam cũng chọn mua những chiếc xe Win để đi. Trước chuyến xuyên Việt, Paul đã có những giây phút cực kỳ căng thẳng khi tham gia giao thông bằng xe máy tại Sài Gòn.
< Hành trình xuyên Việt bằng xe máy là một trải nghiệm thú vị với Paul.
“Đường phố đông nghịt xe máy. Nhưng mọi người phóng rất nhanh. Điều cốt yếu để đi xe máy được ở Việt Nam là bạn phải biết quan sát, xử lý tình huống thật nhanh. Khi quen, bạn sẽ thấy xe máy là số 1 ở đây vì nó rất linh hoạt và tiện dụng” – anh kể.
Đi xe máy đường dài thì lại khác. Mới đi được hơn 1000 cây số, nhưng Paul đã tỏ ra khá kinh nghiệm. “Việc đi xe máy ở đất nước các bạn chẳng khác nào tham gia một trò chơi mạo hiểm. Bạn đừng hy vọng những chiếc xe tải đi ngược chiều nhường đường cho bạn. Hãy thận trọng hết mức, vì người dân đi xe đạp có thể rẽ bất cứ lúc nào mà không cần phát tín hiệu. Trên đường Hồ Chí Minh, bạn còn phải để ý tới gia súc hay những chú chó chạy vèo qua đường”.
< Hình ảnh khó quên của Paul tại Việt Nam: Cuộc gặp gỡ của những người mê đi.
Di chuyển bằng xe máy khá nguy hiểm và bụi bặm, song theo Paul, đó là trải nghiệm thú vị. Anh thích cầm lái trên những cung đường ngoằn ngoèo khi qua đèo Hải Vân, thích cái cảm giác gió biển tạt thật mạnh vào mặt, thích cái không khí trong lành trên những đoạn đường dẫn anh xuyên rừng.
Cũng theo Paul, xe máy giúp anh thân thiện với người dân địa phương hơn. Anh sẽ rất nhớ những tiếng chào “hello” từ đám trẻ đạp xe đi học về, nhớ ánh mắt rụt rè nhưng cái miệng cười thân thiện từ một cô gái bán hàng ven đường. Và có lẽ, những hình ảnh rất đỗi đời thường ấy sẽ còn được Paul nhiều lần kể lại với bạn bè mình qua những trải nghiệm thực tế của anh.
Du lịch, GO! - Theo Thế Đạt (TTTĐ), Lê Thắng - Autodaily
Đảo Cát Bà và 9 điều hấp dẫn
Tuy đã được biết đến từ lâu nhưng Cát Bà vẫn giữ được nhiều cảnh đẹp nguyên sơ nhờ sự biệt lập của nó.
Quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) gồm 367 đảo nhỏ trong đó đảo Cát Bà (hay còn gọi là đảo Ngọc) là đảo du lịch nổi tiếng nhất.
< Một bãi tắm ở đảo Cát Bà.
Với khí hậu trong lành, nhiệt độ trung bình chỉ 25 độ C, nhiều bãi biển đẹp và những khu rừng nguyên sinh, đảo Cát Bà vừa là nơi nghỉ dưỡng tuyệt vời vừa phù hợp cho những du khách đam mê du lịch khám phá, mạo hiểm. Nếu có dịp ghé thăm đảo Cát Bà, bạn nhớ thử trải nghiệm những hoạt động du lịch thú vị sau nhé.
1. Tắm biển
Từ trung tâm thị trấn Cát Bà, bạn có thể đi bộ hoặc thuê xe ôm hay xe điện (hết khoảng 10.000VND) ra gần các bãi tắm Cát Cò 1, Cát Cò 2 và Cát Cò 3 là những bải tắm không quá lớn nhưng kín đáo, nước trong vắt. Các bãi tắm được nối với nhau bằng một con đường nhỏ men theo triền núi.
Bãi tắm Cát Cò 1 khá rộng nhưng thường đông đúc, trong khi đó bãi 2 và 3 hẹp hơn và vắng hơn. Ở đây sau 18 giờ 30 sẽ không còn ai ở bãi tắm để đảm bảo an toàn vì thủy triều lên rất nhanh.
2. Lặn biển ngắm san hô
< Lặn biển ngắm san hô dưới lòng đại dương ở đảo Cát Bà.
Dưới các rạn đá ngầm chân đảo còn có cụm san hô đỏ với nhiều hải sản quý như bào ngư, ngọc trai, tôm rồng cùng những đàn cá đủ màu sắc mang lại cho nơi đây vẻ đẹp rực rỡ hiếm có. Nếu một lần thử lặn xuống lòng đại dương, bạn sẽ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác về những cảnh sắc tuyệt đẹp của biển mà bình thường ta chỉ thấy trên ti vi hoặc trên các thước phim của kênh Discovery. Tham gia lặn tại Trung tâm lặn biển Monkey Island Resort (ở đảo Khỉ). Lặn biển có huấn luyện viên hướng dẫn, 30 phút, giá: 1 triệu đồng; bơi có sử dụng ống thở 600.000 đồng.
3. Ngoạn cảnh từ pháo đài Thần Công
< Bãi tắm Cát Cò 2 nhìn từ pháo đài Thần Công.
Bạn có thể thuê xe ôm lên pháo đài Thần Công (hay còn gọi là co điểm 177), gần các bãi tắm Cát Cò 1, 2, 3, để được ngắm nhìn toàn cảnh đảo Cát Bà từ trên cao. Từ đó, phóng tầm mắt ra xa, đảo Cát Bà hiện ra với biển, núi, trùng điệp, vô cùng đẹp mắt. Cả Vịnh Cát Bà được gói gọn trong tầm mắt với những chấm điểm xuyết của tàu bè. Khi hoàng hôn buông xuống, ánh mặt trời đỏ rực lấp ló sau những rặng núi vẽ lên biển một họa phẩm thiên nhiên tuyệt đẹp với ánh chiều tà và bóng tàu trải dài trên mặt nước.
4. Dạo biển vào buổi tối
Có thể thuê xe điện, xe đạp hay xe máy để chạy dọc phố biển, hít thở không khí trong lành. Xe đạp cho 4 người cùng ngồi giá 30.000 đồng/giờ.
< Biển Cát Bà lung linh trong đêm.
Tuy nhiên cuối tuần ở đây cấm tất cả các xe, bạn chỉ có thể đi bộ. Một số du khách thích được tản bộ men theo những con đường ven núi nối liền ba bãi tắm chính vào buổi tối để đắm chìm trong cái se lạnh của biển đêm.
5. Tham quan vịnh Lan Hạ
< Nếu đi theo nhóm, bạn nên thuê một chiếc thuyền để đi tham quan vịnh Lan Hạ.
Vịnh biển này cũng gồm những hòn đảo nhô lên trên mặt biển cùng nhiều hệ thống hang động tương tự như vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, nhiều du khách cho rằng tham quan vịnh Lan Hạ còn lý thú hơn bởi khung cảnh nơi đây giữ được nhiều nét hoang sơ hơn hẳn so với ở vịnh Hạ Long.
Trong thời gian này, bạn cũng có thể kết hợp thăm làng chài hay thử một chuyến chèo thuyền Kayak trên vịnh biển tuyệt đẹp của Hải Phòng.
6. Tham quan đảo Khỉ
Nơi đây có bầy khỉ vui nhộn, rất thích hợp cho đoàn khách có trẻ nhỏ. Ở đảo Khỉ cũng có bãi tắm Cát Dứa là bãi tắm vệ tinh đẹp nhất của đảo Cát Bà, nước biển tuyệt đối trong.
< Bãi tắm đẹp ở đảo Khỉ.
Trước mặt bãi tắm là những dãy núi nhấp nhô tạo nên cạnh vịnh vô cùng đặc sắc. Tuy nhiên trước khi ra đến đảo phải vượt qua một đoạn biển sóng khá to dài khoảng 2 km tính theo đường chim bay.
7. Leo núi
< Chuẩn bị chinh phúc vách núi thẳng đứng.
Đây là một loại hình du lịch mạo hiểm hấp dẫn những du khách gan dạ khi đến Cát Bà. Những địa điểm leo núi được ưa thích gồm: đảo Đầu Bê sau 2 giờ đi tàu từ cảng du lịch Cát Bà, vách núi ở Bến Bèo (cách trung tâm Cát Bà 2 km), đảo Ba Trái Đào (cách cảng du lịch 22 km về phía Nam theo đường chim bay)…
8. Thăm vườn Quốc gia Cát Bà
< Đi bộ trong rừng Cát Bà.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới – Vườn Quốc gia Cát Bà với hệ thực vật, động vật phong phú và nguyên sơ là điểm tham quan không thể bỏ qua khi du lịch đảo Cát Bà. Bạn có thể thử trải nghiệm cảm giác đi bộ trong khu rừng, đạp xe đường rừng, hòa mình vào thiên nhiên để bất ngờ gặp được loài thú quý hiếm như khỉ đầu đỏ, vọoc…
Đến rừng Quốc gia Cát Bà bạn cũng sẽ được nếm thử sản vật tự nhiên nơi đây như mật ong rừng, trà hồng hoa…
9. Thăm quan các hang động
< Lối vào động Trung Trang.
Động Đá Hoa nằm ở dãy núi phía đông Bắc, nơi cư trú của cộng đồng dân cư xã Gia Luận, phía Bắc đảo Cát Bà là một địa điểm tham quan nổi tiếng. Mặc dù nằm cách khu dân cư không xa, song động đá Hoa hầu như còn nguyên vẹn và là một địa danh quen thuộc trong các hành trình du lịch khảo cứu.
Những hang động hấp dẫn khác gồm: hang Trung Trang (thuộc thung lũng Trung Trang, cách Cát Bà 15 km về phía Tây Bắc), động Quân Y… với những nhũ đá tuyệt đẹp muôn hình muôn vẻ.
Du lịch, GO! - Theo Xzone, internet
Quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) gồm 367 đảo nhỏ trong đó đảo Cát Bà (hay còn gọi là đảo Ngọc) là đảo du lịch nổi tiếng nhất.
< Một bãi tắm ở đảo Cát Bà.
Với khí hậu trong lành, nhiệt độ trung bình chỉ 25 độ C, nhiều bãi biển đẹp và những khu rừng nguyên sinh, đảo Cát Bà vừa là nơi nghỉ dưỡng tuyệt vời vừa phù hợp cho những du khách đam mê du lịch khám phá, mạo hiểm. Nếu có dịp ghé thăm đảo Cát Bà, bạn nhớ thử trải nghiệm những hoạt động du lịch thú vị sau nhé.
1. Tắm biển
Từ trung tâm thị trấn Cát Bà, bạn có thể đi bộ hoặc thuê xe ôm hay xe điện (hết khoảng 10.000VND) ra gần các bãi tắm Cát Cò 1, Cát Cò 2 và Cát Cò 3 là những bải tắm không quá lớn nhưng kín đáo, nước trong vắt. Các bãi tắm được nối với nhau bằng một con đường nhỏ men theo triền núi.
Bãi tắm Cát Cò 1 khá rộng nhưng thường đông đúc, trong khi đó bãi 2 và 3 hẹp hơn và vắng hơn. Ở đây sau 18 giờ 30 sẽ không còn ai ở bãi tắm để đảm bảo an toàn vì thủy triều lên rất nhanh.
2. Lặn biển ngắm san hô
< Lặn biển ngắm san hô dưới lòng đại dương ở đảo Cát Bà.
Dưới các rạn đá ngầm chân đảo còn có cụm san hô đỏ với nhiều hải sản quý như bào ngư, ngọc trai, tôm rồng cùng những đàn cá đủ màu sắc mang lại cho nơi đây vẻ đẹp rực rỡ hiếm có. Nếu một lần thử lặn xuống lòng đại dương, bạn sẽ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác về những cảnh sắc tuyệt đẹp của biển mà bình thường ta chỉ thấy trên ti vi hoặc trên các thước phim của kênh Discovery. Tham gia lặn tại Trung tâm lặn biển Monkey Island Resort (ở đảo Khỉ). Lặn biển có huấn luyện viên hướng dẫn, 30 phút, giá: 1 triệu đồng; bơi có sử dụng ống thở 600.000 đồng.
3. Ngoạn cảnh từ pháo đài Thần Công
< Bãi tắm Cát Cò 2 nhìn từ pháo đài Thần Công.
Bạn có thể thuê xe ôm lên pháo đài Thần Công (hay còn gọi là co điểm 177), gần các bãi tắm Cát Cò 1, 2, 3, để được ngắm nhìn toàn cảnh đảo Cát Bà từ trên cao. Từ đó, phóng tầm mắt ra xa, đảo Cát Bà hiện ra với biển, núi, trùng điệp, vô cùng đẹp mắt. Cả Vịnh Cát Bà được gói gọn trong tầm mắt với những chấm điểm xuyết của tàu bè. Khi hoàng hôn buông xuống, ánh mặt trời đỏ rực lấp ló sau những rặng núi vẽ lên biển một họa phẩm thiên nhiên tuyệt đẹp với ánh chiều tà và bóng tàu trải dài trên mặt nước.
4. Dạo biển vào buổi tối
Có thể thuê xe điện, xe đạp hay xe máy để chạy dọc phố biển, hít thở không khí trong lành. Xe đạp cho 4 người cùng ngồi giá 30.000 đồng/giờ.
< Biển Cát Bà lung linh trong đêm.
Tuy nhiên cuối tuần ở đây cấm tất cả các xe, bạn chỉ có thể đi bộ. Một số du khách thích được tản bộ men theo những con đường ven núi nối liền ba bãi tắm chính vào buổi tối để đắm chìm trong cái se lạnh của biển đêm.
5. Tham quan vịnh Lan Hạ
< Nếu đi theo nhóm, bạn nên thuê một chiếc thuyền để đi tham quan vịnh Lan Hạ.
Vịnh biển này cũng gồm những hòn đảo nhô lên trên mặt biển cùng nhiều hệ thống hang động tương tự như vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, nhiều du khách cho rằng tham quan vịnh Lan Hạ còn lý thú hơn bởi khung cảnh nơi đây giữ được nhiều nét hoang sơ hơn hẳn so với ở vịnh Hạ Long.
Trong thời gian này, bạn cũng có thể kết hợp thăm làng chài hay thử một chuyến chèo thuyền Kayak trên vịnh biển tuyệt đẹp của Hải Phòng.
6. Tham quan đảo Khỉ
Nơi đây có bầy khỉ vui nhộn, rất thích hợp cho đoàn khách có trẻ nhỏ. Ở đảo Khỉ cũng có bãi tắm Cát Dứa là bãi tắm vệ tinh đẹp nhất của đảo Cát Bà, nước biển tuyệt đối trong.
< Bãi tắm đẹp ở đảo Khỉ.
Trước mặt bãi tắm là những dãy núi nhấp nhô tạo nên cạnh vịnh vô cùng đặc sắc. Tuy nhiên trước khi ra đến đảo phải vượt qua một đoạn biển sóng khá to dài khoảng 2 km tính theo đường chim bay.
7. Leo núi
< Chuẩn bị chinh phúc vách núi thẳng đứng.
Đây là một loại hình du lịch mạo hiểm hấp dẫn những du khách gan dạ khi đến Cát Bà. Những địa điểm leo núi được ưa thích gồm: đảo Đầu Bê sau 2 giờ đi tàu từ cảng du lịch Cát Bà, vách núi ở Bến Bèo (cách trung tâm Cát Bà 2 km), đảo Ba Trái Đào (cách cảng du lịch 22 km về phía Nam theo đường chim bay)…
8. Thăm vườn Quốc gia Cát Bà
< Đi bộ trong rừng Cát Bà.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới – Vườn Quốc gia Cát Bà với hệ thực vật, động vật phong phú và nguyên sơ là điểm tham quan không thể bỏ qua khi du lịch đảo Cát Bà. Bạn có thể thử trải nghiệm cảm giác đi bộ trong khu rừng, đạp xe đường rừng, hòa mình vào thiên nhiên để bất ngờ gặp được loài thú quý hiếm như khỉ đầu đỏ, vọoc…
Đến rừng Quốc gia Cát Bà bạn cũng sẽ được nếm thử sản vật tự nhiên nơi đây như mật ong rừng, trà hồng hoa…
9. Thăm quan các hang động
< Lối vào động Trung Trang.
Động Đá Hoa nằm ở dãy núi phía đông Bắc, nơi cư trú của cộng đồng dân cư xã Gia Luận, phía Bắc đảo Cát Bà là một địa điểm tham quan nổi tiếng. Mặc dù nằm cách khu dân cư không xa, song động đá Hoa hầu như còn nguyên vẹn và là một địa danh quen thuộc trong các hành trình du lịch khảo cứu.
Những hang động hấp dẫn khác gồm: hang Trung Trang (thuộc thung lũng Trung Trang, cách Cát Bà 15 km về phía Tây Bắc), động Quân Y… với những nhũ đá tuyệt đẹp muôn hình muôn vẻ.
Du lịch, GO! - Theo Xzone, internet
Chè rong câu chân vịt
Không chỉ có nhiều đặc sản vang danh cả nước, Hội An còn có món “ăn chơi” dân dã mà người dân bản địa cũng như khách thập phương mê mẩn là chè rong câu chân vịt.
Nghe tên chè rong câu chân vịt không ít người trong chúng ta tò mò nếu chưa một lần được thưởng thức. Tò mò cũng đúng vì nói đến chè thì dường như chẳng liên quan gì tới cái từ “chân vịt”.
Rong câu chân vịt là một loại rong có hình thù giống những ngón chân vịt. Tại các vùng biển miền Trung, từ tháng ba đến tháng năm âm lịch hằng năm là giai đoạn rong chân vịt phát triển nhất. Về mặt dinh dưỡng rong câu chân vịt có tính mát, thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, thông tiểu...
Sau khi đi nắng hay lao động ra mồ hôi nhiều thì các món từ rong câu vừa để giải nhiệt, lại có vị ngọt, có tác dụng khử thấp trừ phong và cũng là nguồn thức ăn thích hợp với những người sợ mập, thích giữ eo.
Hồi còn nhỏ, mỗi khi được mẹ hay bà mua cho chén chè rong câu chân vịt, lũ trẻ con trong con phố hẹp nơi tôi sinh sống rất sung sướng.
Thời đó món ăn không phong phú như bây giờ nên chè rong câu là một món quà “sang trọng”. Có chén chè trong tay đứa nào cũng ăn một cách dè sẻn, chấn từng miếng nhỏ, nhai chầm chậm để tận hưởng cảm giác sừn sựt, ngòn ngọt của rong câu, hương thơm nồng nồng của gừng.
Người phố Hội thường nấu chè rong câu chân vịt với đường cát vàng. Theo các bà nội trợ, rong câu nấu chè với đường cát vàng sẽ có màu hổ phách óng vàng trông hấp dẫn hơn đường cát trắng tinh.
Nấu chè rong câu chân vịt không khó, nhưng đòi hỏi công phu và mất nhiều thời gian, nhất là công đoạn làm sạch rong câu. Rong câu ngâm với nước lã một đêm mới nở và nhả hết chất bẩn. Ngâm xong, rửa sạch rồi ngâm lại với một tí chanh để khử mùi rong biển, tiếp tục xả lại vài nước.
Gừng gọt vỏ giã nhỏ. Cho rong câu vào nồi đổ nước xâm xấp, nấu sôi lên, khoảng mươi lăm phút, cho đường cát vàng, gừng vào, quậy tan đường là tắt bếp. Đổ ra chén để nguội. Độ vài giờ sau, rong câu đông đặc lại thành chè. Theo kinh nghiệm, lúc nấu người ta còn nhỏ vài giọt chanh có tác dụng làm cho rong câu nhanh mềm và dễ đông cứng.
Nấu chè rong câu chân vịt thì không bao giờ bỏ thêm vào một thứ hương vị nào khác để giữ nguyên vẹn hương vị đặc trưng của nó. Khi ăn có thể ướp lạnh, không bỏ đá như các thứ chè khác. Chè rong câu độc đáo hơn vì trông giống như loại thạch, có thể không dùng muỗng mà cầm miếng ăn.
Tại Hội An, chỉ cần đi lang thang trong khu phố cổ, bạn sẽ không khó để tìm những gánh hàng rong trong đó có món chè rong câu chân vịt. Với đặc tính mát tự nhiên vốn có của rong câu, chè rong câu chân vịt thật sảng khoái trong những ngày trời nắng nóng, hoàn toàn xứng đáng để bạn thử khám phá.
Du lịch, GO! - Theo Thanh Ly (Báo Tuổi Trẻ) + ảnh internet
Nghe tên chè rong câu chân vịt không ít người trong chúng ta tò mò nếu chưa một lần được thưởng thức. Tò mò cũng đúng vì nói đến chè thì dường như chẳng liên quan gì tới cái từ “chân vịt”.
Rong câu chân vịt là một loại rong có hình thù giống những ngón chân vịt. Tại các vùng biển miền Trung, từ tháng ba đến tháng năm âm lịch hằng năm là giai đoạn rong chân vịt phát triển nhất. Về mặt dinh dưỡng rong câu chân vịt có tính mát, thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, thông tiểu...
Sau khi đi nắng hay lao động ra mồ hôi nhiều thì các món từ rong câu vừa để giải nhiệt, lại có vị ngọt, có tác dụng khử thấp trừ phong và cũng là nguồn thức ăn thích hợp với những người sợ mập, thích giữ eo.
Hồi còn nhỏ, mỗi khi được mẹ hay bà mua cho chén chè rong câu chân vịt, lũ trẻ con trong con phố hẹp nơi tôi sinh sống rất sung sướng.
Thời đó món ăn không phong phú như bây giờ nên chè rong câu là một món quà “sang trọng”. Có chén chè trong tay đứa nào cũng ăn một cách dè sẻn, chấn từng miếng nhỏ, nhai chầm chậm để tận hưởng cảm giác sừn sựt, ngòn ngọt của rong câu, hương thơm nồng nồng của gừng.
Người phố Hội thường nấu chè rong câu chân vịt với đường cát vàng. Theo các bà nội trợ, rong câu nấu chè với đường cát vàng sẽ có màu hổ phách óng vàng trông hấp dẫn hơn đường cát trắng tinh.
Nấu chè rong câu chân vịt không khó, nhưng đòi hỏi công phu và mất nhiều thời gian, nhất là công đoạn làm sạch rong câu. Rong câu ngâm với nước lã một đêm mới nở và nhả hết chất bẩn. Ngâm xong, rửa sạch rồi ngâm lại với một tí chanh để khử mùi rong biển, tiếp tục xả lại vài nước.
Gừng gọt vỏ giã nhỏ. Cho rong câu vào nồi đổ nước xâm xấp, nấu sôi lên, khoảng mươi lăm phút, cho đường cát vàng, gừng vào, quậy tan đường là tắt bếp. Đổ ra chén để nguội. Độ vài giờ sau, rong câu đông đặc lại thành chè. Theo kinh nghiệm, lúc nấu người ta còn nhỏ vài giọt chanh có tác dụng làm cho rong câu nhanh mềm và dễ đông cứng.
Nấu chè rong câu chân vịt thì không bao giờ bỏ thêm vào một thứ hương vị nào khác để giữ nguyên vẹn hương vị đặc trưng của nó. Khi ăn có thể ướp lạnh, không bỏ đá như các thứ chè khác. Chè rong câu độc đáo hơn vì trông giống như loại thạch, có thể không dùng muỗng mà cầm miếng ăn.
Tại Hội An, chỉ cần đi lang thang trong khu phố cổ, bạn sẽ không khó để tìm những gánh hàng rong trong đó có món chè rong câu chân vịt. Với đặc tính mát tự nhiên vốn có của rong câu, chè rong câu chân vịt thật sảng khoái trong những ngày trời nắng nóng, hoàn toàn xứng đáng để bạn thử khám phá.
Du lịch, GO! - Theo Thanh Ly (Báo Tuổi Trẻ) + ảnh internet
Bà Rá: nắng cháy và mây mù... (Phần 5)
(Tiếp theo) Hơn 16h, bọn mình lại lên xe. Chỉ chạy thêm tầm 300 mét nữa là đến ngã 4 có nhánh rẽ lên đồi Bằng Lăng, vậy là đã chạy giáp vòng quanh núi Bà Rá - chiều dài con đường này khoảng 11,5km với nhiều dốc, cua khá đẹp giữa các vườn điều.
< Bọn mình trở ra ngã 4, bi giờ sẽ khám phá một phần Hồ Thác Mơ xem thế nào.
Ngược lại đường Hồ Xuân Hương, mình lại quẹo vào ngõ cầu Thác Mẹ để tìm đường ra hồ Thác Mơ. Qua một dốc đứng có cua gắt, mình gặp một ngã 4 đường nhựa, rẽ trái là đi ra đường TL741 còn chạy thẳng sẽ ra một trong những đập ngăn dòng của hồ thủy điện Thác Mơ - mình chạy thẳng.
< Qua cầu Thác Mẹ, lên một con dốc gắt rồi thì mình gặp ngã 4 (tại đây), bọn mình chạy thẳng gặp đường như thế này.
Thuỷ điện Thác Mơ nằm trên bậc thang đầu tiên trong tổng sơ đồ khai thác năng lượng của lưu vực sông Bé, thuộc địa phận thị xã Phước Long, huyện Bù Đăng và huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, cách Tp. Hồ Chí Minh 170km về phía Tây Bắc...
< Con đường với nhiểu đoạn lên đồi xuống dốc, khá vắng xe. Nhiều đoạn trồng cây công nghiệp nhưng không phải cây điều.
Vận hành từ năm 1995 đến nay với hồ chứa 1,3 tỉ m³ nước, hai tổ máy, mỗi tổ 75MW, thuỷ điện Thác Mơ có nhiệm vụ chính là sản xuất điện, điều tiết lũ cho hạ du kết hợp nuôi trồng thủy sản và 'du lịch'.
< Mình dừng lại nhiều lần, đơn gian chỉ muốn tìm ít tấm ảnh đẹp. 'Đường vắng' với dân phượt là điều tuyệt vời.
Xem qua: sản xuất điện dĩ nhiên là mục tiêu chính. Những năm đầu mới đi vào vận hành, Thuỷ điện Thác Mơ đóng vai trò là một trong những nguồn điện chủ lực cho lưới điện miền Nam, đã tham gia khắc phục việc thiếu điện gay gắt lúc bấy giờ. Công trình chiến lược này còn là tiền đề để xây dựng hai nhà máy thủy điện bậc dưới là Cần Đơn và Srok Phú Miêng.
< Xuống dốc thả trớn, gió vi vu bên tai... rồi lại lên tiếp con dốc dài, hai bên chỉ toàn là rừng bụi trên vùng đất đỏ.
Riêng về nhiệm vụ 'điều tiết lũ', có lẽ đây là chuyện... nghe chơi vì thủy điện bao giờ cũng tính cái lợi cho mình, tức là tích nước càng nhiều càng tốt vì nước sinh ra tiền - hạ lưu thiếu nước thì... rán chịu. Còn lũ nhiều, nước hồ đến độ cao nguy hiểm thì buộc phải xã tràn dù hạ lưu có cần hay không cần nước...
< Từ đỉnh con dốc, mình ngắm máy rồi chụp ngược lại. Máu phượt nổi lên, cứ như thế này chắc làm nguyên cung đường ven hồ Thác Mơ quá, về nhà chắc sập tối luôn.
< Đổ dốc qua một rừng cây công nghiệp, mình thấy con đập bên dưới. Đây chỉ là một trong nhiều con đập của hồ Thác Mơ.
Nuôi trồng thủy sản thì đương nhiên, có nước phải thả cá tăng thêm nguồn lợi. Riêng vế 'du lịch' thì mình đang... kiểm nghiệm đây: con đường bọn mình đang chạy sẽ băng qua phần đập đầu tiên rồi đến nhà máy thủy điện Thác Mơ (cả phần đập có cổng lấy nước), đường sẽ kéo dài ven hồ rồi nối vào TL760 (có thông tin ghi 750), vượt sông bằng cầu sắt để đến Sóc Bom Bo...
< Dựng xe tạm ven đầu đập, mình thử xuống lòng hồ xem sao. Vị trí nơi này tại đây.
Sau khi qua cầu Dăk Lấp sẽ nối vào QL14 ngay ngã 3 Minh Hưng. Từ đây, theo QL14 trở ngược về đến ngã 3 Bù Na sẽ rẽ phải vào đường ĐT759 để trở về Phước Long, hoàn tất một cung đường 'du lịch' ven hồ. Cung đường này cũng có những nhánh rẽ nhỏ giúp ta vào các thôn bản ven hồ, thậm chí ra sát bờ hồ đấy - cứ chịu đi là tới hết.
< Sát mép hồ là những cây công nghiệp gì đó trồng thành hàng.
Vậy nhưng, chạy một hồi, đụng chuyện mới thấy việc hồ thủy Thác Mơ dành cho du lịch chỉ là chuyện... 'lơ tơ mơ'. Bạn xem tường thuật của mình ở phần dưới nhé.
< Dưới này nhìn lên: nửa kia đang cất khẩu trang, bao tay... vì nắng đã xế chiều rồi.
< Gần mép nước. Thật ra đây chỉ là một góc rất nhỏ của hồ - bạn xem lại vị trí nơi mình đang đứng trên bản đồ. Từ 'vụng' nước này có những nhánh thông ra hồ lớn ngoài kia.
< Đập nước phía dưới hồ nhìn lên, thân đập cũng là một con đường, đường này chạy thẳng đến nhà máy thủy điện, ngang đập chính và nối vào TL760.
< Chụp một phát rừng cây công nghiệp xanh um nơi mình đứng rồi lại trở lên lộ.
< Con đường thẳng băng trên thân đập đây. Ngắm nghía một hồi rồi bọn mình sẽ thẳng tiến, chạy ngang qua đập chính của thủy điện Thác Mơ để hướng về Đức Hạnh và chạy theo con đường ven hồ đi Sóc Bom Bo, QL14...
< Nhưng đó là chuyện sau, bây giờ khám 'điền thổ' nơi này cái đã. Bình Phước nói chung không dư thừa cảnh đẹp, nhất là trong mùa khô... nên gặp gì hay phải chộp liền!
< Thân trái của đập nước đây: thoai thoải, có đoạn trồng cỏ theo ô vuông, có khúc kè đá và bê tông... nhưng cỏ đang cháy khô màu đỏ úa.
< Từ giữa thân đập nhìn thấy rõ núi Bà Rá, xem cũng hay đó chứ?
< Xa xa, thấp thoáng bóng nhà cửa tại trung tâm thị xã Phước Long.
Lúc này mình bổng nghe ai quát to: 'Này, này'...
Xoay người nhìn lại thì thấy hai anh mặc sắc phục bảo vệ màu xanh, nón xanh... đậu xe ngay phía sau, trên đường.
< Còn mặt đập mé bên hồ đây. Mùa khô, kiệt nước... Chắc cũng không xa mực nước 'chết' là bao.
Tay bảo vệ trung niên hạch hỏi:
- Anh làm gì thế?
- Tôi ngắm và chụp hình, anh không thấy sao?
- Anh đi đâu vào đây, vào làm gì?
- Tụi tôi đi du lịch, có gì lạ đâu?
- Bây giờ đường này là đường cấm, anh lại đây...
Vừa lúc này thì có một xe gắn máy khác lại chạy vèo tới, trên đó có 2 chị gái và đứa trẻ, tay bảo vệ lại khua gậy "Này, này... dừng lại! đi đâu đó?". Xe dừng, khách trên xe ngơ ngác: "Tôi đi chụp hình". "Không đi được, quay lại đây!"
Mình đưa máy ảnh vào trong áo gió, kéo dây kéo, bước ngang hai 'ông cố' bảo vệ và nói:
- Cấm đường thì nên trưng bảng cấm ngoài kia để người dân đi ngã khác, không phải vào đây cho mất công. Bình Phước đã thiếu khung cảnh du lịch, lại gặp 'cấm cửa' thế này thì ngành du lịch địa phương các anh chỉ có ngáp ruồi. Bây giờ không cho đi thì tụi tôi trở ra.
Vậy là trở đầu xe ra, hứng khởi đã tiêu hao vì nắng nóng, bây giờ thì tan mất sạch!
Du lịch tại nhiều nơi được xem là 'kỹ nghệ không khói'. Bọn 'phượt' mình không tiêu xài nhiều, vậy nhưng cũng phải thuê phòng ở, cũng phải ăn tiệm, mua nước chai, mua vé cáp treo...v.v...
Quan trọng nhất là chuyến đi được tường thuật chi tiết trên Blog để quảng bá cho nhiều bạn khác...
Tất tật mọi thứ đó cũng góp một phần vào nền kinh tế địa phương đó chứ?
< Nhưng thôi, cụt hứng rồi thì trở về lại trung tâm thị xã Phước Long. Đây là góc đường Lê Quý Đôn - Trần Hưng Đạo (xéo sau lưng là nhà thờ giáo xứ Phước Long), nơi này có quán bánh xèo lề đường...
< Bánh xèo ngon, giòn - 10k/cái bánh lớn tráng kiểu miền Nam nhưng lại ăn kèm bánh tráng theo cung cách miền Trung.
Trà đá có sẵn, mát lạnh. Khi mới bắt đầu phượt, trà đá các nơi bọn mình không dám rớ cho dù khát cách mấy.
Vậy nhưng sau này uống tất, nhất là trong tiết trời nóng như nung này - không chết ai mà lo, hi hi...
< 'Nửa kia' chưa đủ đô nên măm thêm gỏi cuốn + bánh chuối nếp nướng...
< Mình không hảo món này nên đi loanh quanh. Đây là đầu đường Đinh Tiên Hoàng - Lê Qúy Đôn.
< Mé trái là công viên hình tam giác nhỏ, mé bên kia có hàng quán, có quán chè đá... Tý nữa sẽ qua 'kiểm tra' cho biết.
< Bưu điện thị xã Phước Long đây.
< Trở xe lại một tua để ghé qua quán chè, trễ mất cảnh mặt trời lặn, thật tiếc!
Đây là hướng ngay hồ Thủy Long, ven hồ có Tịnh Xá Ngọc Phước.
Cụt hứng, vậy nên cả hai xử lý bằng cách ghé quán chè đá (hi hi).
< Măm chè xong, ghé công viên. Trong đây có gốc cây kỳ lạ này.
Tối, lại lên xe mang theo quà chạy ngang trường Phổ thông Dân tộc Nội trú xã Phước Long lần nữa nhưng trường vẫn cửa đóng then cài, không có ai...
Đành vậy, hôm sau là ngày chủ nhật: có lẽ sau khi lên đỉnh Bà Rá xong thì bọn mình sẽ về vậy, cắt ngắn chuyến đi.
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7
Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!
< Bọn mình trở ra ngã 4, bi giờ sẽ khám phá một phần Hồ Thác Mơ xem thế nào.
Ngược lại đường Hồ Xuân Hương, mình lại quẹo vào ngõ cầu Thác Mẹ để tìm đường ra hồ Thác Mơ. Qua một dốc đứng có cua gắt, mình gặp một ngã 4 đường nhựa, rẽ trái là đi ra đường TL741 còn chạy thẳng sẽ ra một trong những đập ngăn dòng của hồ thủy điện Thác Mơ - mình chạy thẳng.
< Qua cầu Thác Mẹ, lên một con dốc gắt rồi thì mình gặp ngã 4 (tại đây), bọn mình chạy thẳng gặp đường như thế này.
Thuỷ điện Thác Mơ nằm trên bậc thang đầu tiên trong tổng sơ đồ khai thác năng lượng của lưu vực sông Bé, thuộc địa phận thị xã Phước Long, huyện Bù Đăng và huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, cách Tp. Hồ Chí Minh 170km về phía Tây Bắc...
< Con đường với nhiểu đoạn lên đồi xuống dốc, khá vắng xe. Nhiều đoạn trồng cây công nghiệp nhưng không phải cây điều.
Vận hành từ năm 1995 đến nay với hồ chứa 1,3 tỉ m³ nước, hai tổ máy, mỗi tổ 75MW, thuỷ điện Thác Mơ có nhiệm vụ chính là sản xuất điện, điều tiết lũ cho hạ du kết hợp nuôi trồng thủy sản và 'du lịch'.
< Mình dừng lại nhiều lần, đơn gian chỉ muốn tìm ít tấm ảnh đẹp. 'Đường vắng' với dân phượt là điều tuyệt vời.
Xem qua: sản xuất điện dĩ nhiên là mục tiêu chính. Những năm đầu mới đi vào vận hành, Thuỷ điện Thác Mơ đóng vai trò là một trong những nguồn điện chủ lực cho lưới điện miền Nam, đã tham gia khắc phục việc thiếu điện gay gắt lúc bấy giờ. Công trình chiến lược này còn là tiền đề để xây dựng hai nhà máy thủy điện bậc dưới là Cần Đơn và Srok Phú Miêng.
< Xuống dốc thả trớn, gió vi vu bên tai... rồi lại lên tiếp con dốc dài, hai bên chỉ toàn là rừng bụi trên vùng đất đỏ.
Riêng về nhiệm vụ 'điều tiết lũ', có lẽ đây là chuyện... nghe chơi vì thủy điện bao giờ cũng tính cái lợi cho mình, tức là tích nước càng nhiều càng tốt vì nước sinh ra tiền - hạ lưu thiếu nước thì... rán chịu. Còn lũ nhiều, nước hồ đến độ cao nguy hiểm thì buộc phải xã tràn dù hạ lưu có cần hay không cần nước...
< Từ đỉnh con dốc, mình ngắm máy rồi chụp ngược lại. Máu phượt nổi lên, cứ như thế này chắc làm nguyên cung đường ven hồ Thác Mơ quá, về nhà chắc sập tối luôn.
< Đổ dốc qua một rừng cây công nghiệp, mình thấy con đập bên dưới. Đây chỉ là một trong nhiều con đập của hồ Thác Mơ.
Nuôi trồng thủy sản thì đương nhiên, có nước phải thả cá tăng thêm nguồn lợi. Riêng vế 'du lịch' thì mình đang... kiểm nghiệm đây: con đường bọn mình đang chạy sẽ băng qua phần đập đầu tiên rồi đến nhà máy thủy điện Thác Mơ (cả phần đập có cổng lấy nước), đường sẽ kéo dài ven hồ rồi nối vào TL760 (có thông tin ghi 750), vượt sông bằng cầu sắt để đến Sóc Bom Bo...
< Dựng xe tạm ven đầu đập, mình thử xuống lòng hồ xem sao. Vị trí nơi này tại đây.
Sau khi qua cầu Dăk Lấp sẽ nối vào QL14 ngay ngã 3 Minh Hưng. Từ đây, theo QL14 trở ngược về đến ngã 3 Bù Na sẽ rẽ phải vào đường ĐT759 để trở về Phước Long, hoàn tất một cung đường 'du lịch' ven hồ. Cung đường này cũng có những nhánh rẽ nhỏ giúp ta vào các thôn bản ven hồ, thậm chí ra sát bờ hồ đấy - cứ chịu đi là tới hết.
< Sát mép hồ là những cây công nghiệp gì đó trồng thành hàng.
Vậy nhưng, chạy một hồi, đụng chuyện mới thấy việc hồ thủy Thác Mơ dành cho du lịch chỉ là chuyện... 'lơ tơ mơ'. Bạn xem tường thuật của mình ở phần dưới nhé.
< Dưới này nhìn lên: nửa kia đang cất khẩu trang, bao tay... vì nắng đã xế chiều rồi.
< Gần mép nước. Thật ra đây chỉ là một góc rất nhỏ của hồ - bạn xem lại vị trí nơi mình đang đứng trên bản đồ. Từ 'vụng' nước này có những nhánh thông ra hồ lớn ngoài kia.
< Đập nước phía dưới hồ nhìn lên, thân đập cũng là một con đường, đường này chạy thẳng đến nhà máy thủy điện, ngang đập chính và nối vào TL760.
< Chụp một phát rừng cây công nghiệp xanh um nơi mình đứng rồi lại trở lên lộ.
< Con đường thẳng băng trên thân đập đây. Ngắm nghía một hồi rồi bọn mình sẽ thẳng tiến, chạy ngang qua đập chính của thủy điện Thác Mơ để hướng về Đức Hạnh và chạy theo con đường ven hồ đi Sóc Bom Bo, QL14...
< Nhưng đó là chuyện sau, bây giờ khám 'điền thổ' nơi này cái đã. Bình Phước nói chung không dư thừa cảnh đẹp, nhất là trong mùa khô... nên gặp gì hay phải chộp liền!
< Thân trái của đập nước đây: thoai thoải, có đoạn trồng cỏ theo ô vuông, có khúc kè đá và bê tông... nhưng cỏ đang cháy khô màu đỏ úa.
< Từ giữa thân đập nhìn thấy rõ núi Bà Rá, xem cũng hay đó chứ?
< Xa xa, thấp thoáng bóng nhà cửa tại trung tâm thị xã Phước Long.
Lúc này mình bổng nghe ai quát to: 'Này, này'...
Xoay người nhìn lại thì thấy hai anh mặc sắc phục bảo vệ màu xanh, nón xanh... đậu xe ngay phía sau, trên đường.
< Còn mặt đập mé bên hồ đây. Mùa khô, kiệt nước... Chắc cũng không xa mực nước 'chết' là bao.
Tay bảo vệ trung niên hạch hỏi:
- Anh làm gì thế?
- Tôi ngắm và chụp hình, anh không thấy sao?
- Anh đi đâu vào đây, vào làm gì?
- Tụi tôi đi du lịch, có gì lạ đâu?
- Bây giờ đường này là đường cấm, anh lại đây...
Vừa lúc này thì có một xe gắn máy khác lại chạy vèo tới, trên đó có 2 chị gái và đứa trẻ, tay bảo vệ lại khua gậy "Này, này... dừng lại! đi đâu đó?". Xe dừng, khách trên xe ngơ ngác: "Tôi đi chụp hình". "Không đi được, quay lại đây!"
Mình đưa máy ảnh vào trong áo gió, kéo dây kéo, bước ngang hai 'ông cố' bảo vệ và nói:
- Cấm đường thì nên trưng bảng cấm ngoài kia để người dân đi ngã khác, không phải vào đây cho mất công. Bình Phước đã thiếu khung cảnh du lịch, lại gặp 'cấm cửa' thế này thì ngành du lịch địa phương các anh chỉ có ngáp ruồi. Bây giờ không cho đi thì tụi tôi trở ra.
Vậy là trở đầu xe ra, hứng khởi đã tiêu hao vì nắng nóng, bây giờ thì tan mất sạch!
Du lịch tại nhiều nơi được xem là 'kỹ nghệ không khói'. Bọn 'phượt' mình không tiêu xài nhiều, vậy nhưng cũng phải thuê phòng ở, cũng phải ăn tiệm, mua nước chai, mua vé cáp treo...v.v...
Quan trọng nhất là chuyến đi được tường thuật chi tiết trên Blog để quảng bá cho nhiều bạn khác...
Tất tật mọi thứ đó cũng góp một phần vào nền kinh tế địa phương đó chứ?
< Nhưng thôi, cụt hứng rồi thì trở về lại trung tâm thị xã Phước Long. Đây là góc đường Lê Quý Đôn - Trần Hưng Đạo (xéo sau lưng là nhà thờ giáo xứ Phước Long), nơi này có quán bánh xèo lề đường...
< Bánh xèo ngon, giòn - 10k/cái bánh lớn tráng kiểu miền Nam nhưng lại ăn kèm bánh tráng theo cung cách miền Trung.
Trà đá có sẵn, mát lạnh. Khi mới bắt đầu phượt, trà đá các nơi bọn mình không dám rớ cho dù khát cách mấy.
Vậy nhưng sau này uống tất, nhất là trong tiết trời nóng như nung này - không chết ai mà lo, hi hi...
< 'Nửa kia' chưa đủ đô nên măm thêm gỏi cuốn + bánh chuối nếp nướng...
< Mình không hảo món này nên đi loanh quanh. Đây là đầu đường Đinh Tiên Hoàng - Lê Qúy Đôn.
< Mé trái là công viên hình tam giác nhỏ, mé bên kia có hàng quán, có quán chè đá... Tý nữa sẽ qua 'kiểm tra' cho biết.
< Bưu điện thị xã Phước Long đây.
< Trở xe lại một tua để ghé qua quán chè, trễ mất cảnh mặt trời lặn, thật tiếc!
Đây là hướng ngay hồ Thủy Long, ven hồ có Tịnh Xá Ngọc Phước.
Cụt hứng, vậy nên cả hai xử lý bằng cách ghé quán chè đá (hi hi).
< Măm chè xong, ghé công viên. Trong đây có gốc cây kỳ lạ này.
Tối, lại lên xe mang theo quà chạy ngang trường Phổ thông Dân tộc Nội trú xã Phước Long lần nữa nhưng trường vẫn cửa đóng then cài, không có ai...
Đành vậy, hôm sau là ngày chủ nhật: có lẽ sau khi lên đỉnh Bà Rá xong thì bọn mình sẽ về vậy, cắt ngắn chuyến đi.
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7
Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!
Subscribe to:
Posts (Atom)